Mua Bán Các Loại Chim Công Giống Tốt Giá Rẻ Trên Toàn Quốc

Tin đăng mới

MUA BÁN CHIM CÔNG THUẦN CHỦNG, LAI, GIÁ RẺ, UY TÍN TẠI CHỢ TỐT

Chim Công (hay có tên gọi khác là Khổng Tước), là chim thuộc bộ Trĩ. Đây là loài chim quý và nằm trong top 10 loài chim đẹp nhất của tự nhiên. Chim Công thường được nuôi để làm cảnh tại các thảo cầm viên, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng,...nhờ vào bộ lông tuyệt đẹp của chúng.

Nguồn gốc xuất xứ

Chim Công có đến 3 loại phổ biến là Công Ấn Độ, Công Xanh, và Công Công Gô.

Công Ấn Độ là loài phổ biến nhất và thường được thấy ở công viên hay sở thú là công Ấn Độ. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Nam Á như Pakistan, Sri Lanka, và Ấn Độ.

Công Công Gô, có nguồn gốc từ khu vực Trung Phi, khác biệt với hai loài chim còn lại vì chúng không có bộ lông đuôi to lớn. Đặc biệt, Công Công Gô được xem là quốc điểu của nước Cộng Hoà Công Gô.

Công Xanh có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, chúng tập trung sinh sống nhiều ở khu vực Myanmar. Do săn bắn nhiều và môi trường sống bị thu hẹp nên loài vật này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đặc điểm phân biệt chung của loài chim Công

Ngoại hình

Chim Công có kích thước cơ thể lớn với chiều dài cơ thể có thể lên đến 2.1m, và cân nặng dao động từ 8 - 12kg khi ở độ tuổi trưởng thành. Nhìn tổng quan, thân hình của chim khá to và tròn. Phần đầu chim bé hơn rất nhiều so với tỉ lệ cơ thể của chúng.

Chúng có cái mỏ lớn, nhọn, màu nâu. Mắt chim khá to, một số con có mắt đen và một số con có mắt màu nâu. Đôi chân của chim có chiều dài tương đối, với ngón chân lớn và móng vuốt cứng, nhọn. Đáng chú ý, chân của chúng còn có một cựa, được sử dụng trong các cuộc đấu tranh với các chim Công khác.

Chim Công trống được nhận biết dễ dàng nhờ mào lông dài, hẹp và thẳng đứng, với bộ lông nổi bật màu xanh tuyệt đẹp. Đuôi của Công trống là một tác phẩm nghệ thuật, với chiều dài vượt trội, và màu lục ánh đồng. Mỗi bộ lông đuôi của chúng mang sắc màu nịnh mắt nhờ sự kết hợp của lục xanh, đỏ đồng, và vàng nâu. Chim Công mái có ngoại hình tương tự chim đực, tuy nhiên, chúng không có mào và không có lông đuôi đẹp như con đực.

Tập tính của loài

Chim Công có tập tính xòe đuôi vào khoảng tháng 4 và tháng 5 vì đây cũng chính là thời gian sinh sản của chúng. Chim Công đực xòe bộ lông rực rỡ và đi theo chim Công cái để gây sự chú ý, hấp dẫn chim cái để kiếm bạn đời. Qua mùa sinh sản, hiện tượng xòe lông của chim Công đực sẽ giảm và dần biến mất.

Tuổi thọ trung bình

Chim Công có tuổi thọ trung bình lên đến 20 năm trong tự nhiên. Đặc biệt, từ 5 đến 6 tuổi là giai đoạn mà Công trống sở hữu bộ lông đuôi đẹp nhất và nổi bật nhất về màu sắc.

Phân loại chim Công

Khi phân loại chim Công, có nhiều phương pháp được sử dụng. Tuy nhiên, dưới đây là hai cách phân loại chim Công phổ biến nhất:

  • Dựa vào nguồn gốc xuất xứ: Công Ấn Độ, Công Xanh, và Công Công Gô. Công Ấn Độ là loài phổ biến, thường hay được xuất hiện tại các sở thú ở Việt Nam hay khu vực Đông Nam Á.
  • Dựa vào màu sắc: Công Xanh, Công Trắng và Công Ngũ sắc.

Bảng giá chim Công

Hiện nay, việc bán chim Công giống trên thị trường không phổ biến và giá cả cũng có sự biến động nhất định. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chim Công phổ biến được cung cấp với đa dạng tùy chọn về độ tuổi, bao gồm chim Công Xanh, chim Công Trắng, và chim Công Ngũ Sắc. Người mua có thể tham khảo bảng giá chim Công giống giá chim Công trưởng thành dưới đây:

Giống chim

Công Giống

Công trưởng thành

Ghi chú

Công Xanh

Từ 800.000 đồng/ con

Từ 5.000.000 đồng/ con

Giá thay đổi tùy theo nguồn gốc của chim

Công Trắng

Từ 2.000.000 đồng/ con

Từ 14.000.000 đồng/ con

Công Ngũ Sắc

Từ 2.000.000 đồng/ con

Từ 15.000.000 đồng/ con

So với các loài chim Công khác thì giá chim Công Ngũ Sắc có phần đắt hơn vì chúng khó nhân giống, tỉ lệ ấp trứng thành công thấp. Ngoài ra, việc chăm sóc chim Công giống nói chung yêu cầu kỹ thuật cao, và đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kinh nghiệm, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể giữa giá Công giống và Công trưởng thành.

Cách nuôi và chăm sóc chim Công khoẻ mạnh

Chế độ dinh dưỡng

Mặc dù chim Công được coi là loài chim quý, nhưng chúng khá dễ nuôi trong việc ăn uống, tương tự như gà. Chế độ dinh dưỡng của chúng bao gồm các loại ngũ cốc như lúa, bắp,..., cùng các loại rau xanh như rau muống, rau lang, xà lách, cà chua. Ngoài ra, Công còn ưa thích các loại côn trùng nhỏ như sâu, giun,...

Chim Công là loài chim có chế độ ăn uống khá đa dạng và linh hoạt. Chúng có thể tiêu thụ nhiều loại thức ăn khác nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình. Để đảm bảo sức khỏe và tăng cường dinh dưỡng cho chim Công, người nuôi cần cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, và cân đối.

Môi trường sống lý tưởng

Chim Công có sự phân bố đa dạng, tuy nhiên, môi trường sống lý tưởng của chúng thường là các khu rừng nhiệt đới. Loài chim này thường sống theo từng bầy hoặc cặp.

Với kích thước lớn của chim Công, chuồng nuôi cần có diện tích rộng rãi, đảm bảo thông thoáng và đủ không gian để chim sinh hoạt, tránh chim bị căng thẳng bởi môi trường sống chật hẹp, bí bách. Xung quanh chuồng nên có lưới nhỏ hình mắt cáo giúp bảo vệ chim an toàn, đồng thời, tránh trường hợp chim đi lạc.

Để đảm bảo môi trường nuôi chim Công sạch sẽ, người nuôi nên lót cát mịn trên nền chuồng để chống bám bẩn, ngăn chặn sự sinh sôi và tác động tiêu cực từ vi khuẩn. Ngoài ra, xung quanh chuồng nên được trang bị rào chắn để bảo vệ chim khỏi gió lạnh trong mùa đông, đồng thời, duy trì nhiệt độ mát mẻ khi vào hè.

Đặc biệt, khi nuôi chim Công nên chú ý chọn khu vực làm chuồng nuôi. Trong quá trình bố trí chuồng, bạn cần chú ý hướng gió và ánh sáng tự nhiên chiếu vào chuồng. Điều này tạo điều kiện cho chim được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên và tắm nắng, giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng của chúng.

Các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa

Một số bệnh thường gặp ở chim Công

  • Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột: do khuẩn E.Coli gây ra, biểu hiện khi chim bắt đầu cảm thấy chán ăn, ủ rũ, tiêu chảy, và phân có màu lạ.
  • Bệnh ký sinh: khi mắc phải, lông chim rụng nhiều và bắt đầu xù xì. Phần lông chim trở nên thô ráp và xuất hiện nấm, ghẻ.
  • Ngoài ra, tuy với tỷ lệ nhiễm ít hơn 2 bệnh nêu trên, chim Công còn có nguy cơ mắc phải các bệnh sau: bệnh giun, tụ huyết trùng, teo chân và suy đường hô hấp.

Biện pháp phòng tránh

Để đảm bảo sức khỏe cho chim Công, việc kiểm tra định kỳ, tiêm phòng, và cung cấp môi trường sống lành mạnh và sạch sẽ là rất quan trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào xuất hiện, người nuôi nên đưa chim đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những lý do nên nuôi chim Công

Chim Công được ưa chuộng vì giá trị phong thuỷ và sự đẹp mắt mà chúng mang lại. Xuất hiện trong thảo cầm viên, khu du lịch sinh thái, và không gian công cộng, chim Công tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của du khách. Nuôi chim Công không chỉ làm đẹp môi trường sống, mà còn tạo không gian hài hòa với thiên nhiên, đem lại một không gian sống tươi đẹp và hấp dẫn hơn.

Mua bán Công thuần chủng, lai, đẹp, giá rẻ, uy tín tại Chợ Tốt Thú Cưng

Chim Công không còn xa lạ đối với những người chơi chim cảnh, tuy nhiên, hiện nay có sự khan hiếm chim Công tại các cửa hàng và trang trại chim giống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá chim Công cũng tăng cao, vì vậy khi quyết định mua chim Công, bạn cần lựa chọn một địa chỉ uy tín và thận trọng để đảm bảo chất lượng, cũng như đúng giống chim mình mong muốn.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chim cảnh thì Chợ Tốt Thú Cưng là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chợ Tốt là sàn thương mại điện tử lâu năm với nhiều giao dịch mua bán thú cưng đẹp, giá rẻ, và uy tín. Tại đây, thông tin được cung cấp minh bạch và đầy đủ từ chi tiết về giống loài chim đến giá bán để người mua dễ dàng tìm hiểu và so sánh. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể đăng tin bán một cách nhanh chóng, tiếp cận đa dạng khách hàng tiềm năng, và dễ dàng trao đổi thông tin với người mua, cho quá trình mua bán hiệu quả.

Hãy đăng bán và tìm mua ngay một chú chim thật đẹp, hót thật hay tại Chợ Tốt Thú Cưng!

Đăng tin ngay kẻo lỡ
Đăng tin ngay kẻo lỡ Tin đăng sẽ được tiếp cập đến hơn 10 triệu người dùng tiềm năng.