Mua Bán Chim Vàng Khuyên Trống, Mái Hót Hay, Đẹp, Giá Rẻ Toàn quốc

Những điều cần lưu ý khi nuôi Chim Vành Khuyên

Chim vành khuyên là loài chim nhỏ, khá đẹp và có giọng hát hay. Chúng là một loài chim cảnh nhỏ ăn côn trùng và rất dễ nuôi. Vì vậy, mà chúng được nhiều người nuôi chim cảnh lựa chọn làm kiểng hoặc mang đi thi đấu. Để chọn được một chú chim tốt không hề đơn giản, nuôi chúng còn khó hơn nhiều, bạn cần có hiểu biết sâu về chúng, tránh tình trạng tiền thật mua chim đểu.

Các loại chim Vành Khuyên: chim vành khuyên vàng, chim vành khuyên mồi, chim vành khuyên xanh,...

1. Xuất xứ chim vành khuyên giọng hót líu lo cực đỉnh

Chim Vành Khuyên, còn gọi tắt là chim Khuyên, đây là một giống chim cảnh đẹp, nhỏ nhắn, nhỏ tựa như chim sâu vậy, xinh xắn. Ở miền Nam người ta đặt một cái tên thân thương cho những chú Chim vành khuyên này là chim Khoen, Cái tên này là do là đặc điểm vòng khoen màu trắng quanh mắt của Chim vành khuyên.

Nguồn gốc chim vành khuyên

Trước đây không nhiều người nuôi loại chim này, một phần là vẻ bề ngoài không có gì gọi là quá hấp dẫn, một phần là không nhiều người phát hiện được tiếng hót thánh thót, tiếng líu nhức nhói lỗ tai.

Chỉ có người Hoa là biết đến điều này nên họ rất thích nuôi Chim vành khuyên. Sau này thú vui tao nhã chơi Chim vành khuyên dần dần lan sang Việt Nam và người ta mới hay biết để chọn chơi.

2. Đặc điểm chung của chim vành khuyên

2.1. Ngoại hình đáng yêu của chim vành khuyên

Chim có kích thước khá nhỏ như chim sâu, phần đầu to, trán rộng, mỏ vàng và hàm sâu. Mắt chúng xếch lên theo hướng đỉnh đẩu, xung quanh mắt vành đai màu trắng với đôi cánh thuôn dài. Bộ lông mỏng, ngắn, óng và tơi, cùng đôi chân rất khỏe.

2.2. Tính cách lí lắc của chim vành khuyên

Loài chim này thường thích sống ở môi trường ồn ào nhộn nhịp. Nơi có nhiều cây cao vì vậy bạn có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi.

Giọng hót của vành khuyên không lanh lảnh như họa mi mà rất nhẹ nhàng và dễ nghe. Thậm chí chúng còn có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người chơi chim cảnh rất thích loài chim này.

Có một điểm rất đặc biệt mà có thể rất ít người biết đó là chúng còn rất thích hút mật của loài hoa trạng nguyên. Vì vậy nếu như ở nơi nào có nhiều hoa trạng nguyên thì mọi người sẽ thấy ở đó sẽ tập trung rất nhiều chim vành khuyên.

2.3. Cách nhận biết chim vành khuyên thuần chủng

Hiện nay, chim vành khuyên xuất hiện hầu hết từ hai miền Nam và Bắc. Các loại Chim vành khuyên được chia theo vùng miền

Các loài Chim vành khuyên ở miền Nam

- Khuyên Xanh: Loài Chim vành khuyên này có lông ở ngực và bụng có lông màu vàng lục.

- Khuyên Vàng: Nó được đặt cho cái tên Khuyên Vàng vì hầu như các bộ phận như dưới ngực, mỏ, bụng chim lông có sắc màu vàng óng.

Các loài chim Khuyên miền Bắc

- Khuyên Xanh: Không khác gì với loài chim Khuyên Xanh miền Nam.

- Khuyên Xanh Trung Quốc: Đây là loại chim sống ở xứ lạnh, có nguồn gốc từ Trung Quốc đến tận Siberia của Nga, ở Mông Cổ,

2.4. Phân biệt chim vành khuyên trống và chim vành khuyên mái

Để phân biệt vành khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt, ví dụ như thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng.

Chim vành khuyên trống và mái

2.4.1. Phân biệt vành khuyên trống - vành khuyên mái bằng cách thổi tu

Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác không cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm.

Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.

2.4.2. Phân biệt vành khuyên theo màu lông

Chim trống thì có màu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có màu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì màu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.

Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.

Lông bụng phía dưới của chim trống có màu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì màu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%.

Có một đặc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dày có màu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.

2.4.3. Phân biệt vành khuyên trống, mái bằng tiếng kêu

Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn

Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.

3. Kỹ thuật chăm sóc chim vành khuyên qua từng thời kỳ

Trong suốt thời gian nuôi chim vành khuyên, nếu bạn không biết nên cho chim vành khuyên ăn những gì thì bạn chỉ nên cho chúng ăn duy nhất một loại cám tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dinh dưỡng dẫn đến thay lông thất thường, không hót, líu thậm chí bỏ ăn và chết. Chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim.

Chăm sóc chim vành khuyên

3.1. Giai đoạn chim vành khuyên thay lông

Đây là thời điểm chim có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần tăng lượng thức ăn cũng như dưỡng chất trong đó.

- Cám đậu xanh trộn thêm trứng, nhộng.

- Tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt.

3.2. Giai đoạn trước khi chim vành khuyên căng lửa

Sau khi thay lông khoảng 1 tháng, chim bước vào thời kỳ chưa căng lửa. Đây là thời kì dễ nuôi nhất.

Thức ăn: Bột tép, đường, bột sâu khô và hạn chế, thậm chí không cho chim ăn hoa quả.

3.3. Giai đoạn chim vành khuyên đang căng lửa

Đây là thời gian nuôi khó nhất, chim căng lửa tiêu thụ nhiều kalo để có thể hót nhưng chúng lại không ăn nhiều. Do đó, tùy từng con mà các thành phần thức ăn trong cám phải cân đối.

Lưu ý:

- Nếu chim vành khuyên nhảy nhiều trong lồng, bạn nên cho chúng ăn cam, tuy nhiên không được quá 2 lần 1 tuần.

- Không cho chim ăn cam vào mùa đông vì nó sẽ khiến chim bị hạ lửa.

- Bổ sung thêm mồi tươi cho vành khuyên như dế, cào cào, châu chấu,khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

- Vào mùa hè, không sử dụng những quả chuối đã chín nẫu vì chuối sẽ lên men làm chim bị đi ngoài.

- Không cho chim ăn các loại thức ăn động vật như như bột tôm, cá, thịt vì nó khiến chim mắc bệnh tiêu hóa, chim yếu thậm chí chết.

- Mùa xuân, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn là côn trùng. Nên trộn cám chim theo tỉ lệ kết hợp bổ sung thêm táo tàu (nho, lê cắt nhỏ), dế (cào cào, sâu bột hoặc châu chấu).

- Định kỳ cần bổ sung thêm thành phần canxi vào thức ăn của chim.

3.4. Cách huấn luyện chim vành khuyên bổi

Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.

Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh.

Thêm vào đó là cào cào và nửa quả chuối ở giữa có nhét bột đậu. Tại sao lại làm vậy à? Vì chim ăn chuối sẽ ăn lẫn 1 ít bột đậu anh. Dần dần chúng sẽ quen mùi vị. Vì nhiều con chim bổi không ăn luôn được thức ăn này.

Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được.

Huấn luyện chim vành khuyên bổi

Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.

Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu chíp, chíp mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được.

Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài ba câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.

4. Bệnh thường gặp ở chim vành khuyên, phương pháp điều trị và phòng tránh tốt nhất

4.1. Bệnh ký sinh trùng

Cách nhận biết rõ nhất là chim kém ăn, ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh. Đi phân lỏng có mùi hôi không màu.

Đó là do chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột.

Cách chữa đơn giản nhất là dùng 2 mg bột trái cau già hoặc 1- 2 mg thuốc Piperazin. Lấy 15 ml nước pha vào 25% đường rồi cho thuốc trên vào đánh cho tan. Cho chim uống liên tục trong 2 ngày là khỏi. Chú ý làm 2 lần nhé, liều trên dùng trong 1 ngày.

4.2. Bệnh tiêu hóa tiêu chảy

Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.

Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

4.3. Bệnh về đôi chân chim

Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracyclin bôi kỹ vào vết thương.

4.4. Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh này làm cho lông chim xơ xác, có ít, rụng khá nhiều khiến cơ thể không được che phủ hết, đôi khi chim nhảy loạn trong lồng.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do ký sinh trùng trước đó bám trên thân chim đã ăn lông và da, thậm chí hút máu; lồng chim ẩm ướt, bẩn hoặc có thể là lây bệnh từ những con chim khác.

Bạn cần tắm cho chim bằng nước pha vài giọt dầu hỏa; dùng băng phiến 20% nhẹ nhàng xoa lên da chim; làm sạch lồng bằng nước sôi nóng già để điều trị cho chú chim của bạn sớm khỏe mạnh.

4.5. Bệnh do nhiễm virus

Biểu hiện: Chim thường rụt cổ, ngủ gục, chán ăn thậm chí bỏ ăn, thở khó khăn, sụt cân nhanh chóng, phân có màu trắng, lỏng bám xung quanh hậu môn.

Cách điều trị cho căn bệnh này là dùng vacxin; pha loãng vitamin hoặc mật ong cho chim uống đến khi khỏi bệnh.

5. Chim vành khuyên giá bao nhiêu?

Chim vành khuyên là chim thuộc bộ Sẻ, chúng thích sống tại những nơi có khí hậu nhiệt đới ấm áp. Vành khuyên là một loại chim đẹp, không những vậy, tiếng hót lại rất hay. Do đó, chúng được nhiều người trong giới chim cảnh ưa chuộng và tìm mua.

Chim vành khuyên có ngoại hình vô cùng nhỏ nhắn, xinh xắn, với chiếc mỏ màu vàng. Chim được chia làm 2 loại theo màu lông là chim vành khuyên xanh và chim vành khuyên vàng.

Chim vành khuyên có giá tương đối đa dạng, trên thị trường một chú vành khuyên có giá từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng, có những chú đẹp hơn, xuất sắc hơn, sức khỏe tốt, không bệnh tật, các chú chim này có giá hơi nhỉnh hơn một xíu, dao động từ 2.000.000 đồng.

 

Giá chim vành khuyên theo đặc điểm

Giá chim vành khuyên trống

Giá chim vành khuyên mái

Ghi chú

Chim vành khuyên con

Từ 200.000

Từ 200.000

Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim vành khuyên là khác nhau

Chim vành khuyên vàng

Từ 300.000

Từ 300.000

Chim vành khuyên xanh

Từ 300.000

Từ 300.000

 

Chim vành khuyên có bộ lông đẹp là đôi mắt to tròn, tạo thiện cảm cho những người mua ngay từ lần đầu gặp. Ngoài mức giá khá ổn dao động vài trăm ngàn một chú vành khuyên, trên thị trường còn có loại vành khuyên mắt đỏ, loại chim này có giá khá cao, có con lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chim vành khuyên giá bao nhiêu

6. Cách chọn mua chim vành khuyên trống, mái đẹp, hót líu lo Toàn quốc

Nên chọn những chim khuyên mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi. Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại.

7. Nơi bán chim vành khuyên giống trống, mái đẹp, hót hay

Với mức độ phổ biến của giống này tại Việt Nam thì bạn sẽ không quá khó khăn để tìm được người rao bán chim vành khuyên tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí là nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Tuy nhiên khuyến cáo bạn nên tham gia vào Chợ Tốt để nhận được sự tư vấn chính xác cho bạn chú chim Vành khuyên đẹp, hót hay và có nhiều hơn những kiến thức bổ ích về chim Vành khuyên cũng như nhận sự bảo hành chu đáo của hệ thống shop.

Mua bán Chim vành khuyên ở Chợ Tốt

8. Mua bán chim vành khuyên trống, mái giá rẻ Toàn quốc trên Chợ Tốt Thú Cưng

Bạn đang có nhu cầu mua chim Khuyên phục vụ sở thích của mình nhưng chưa biết mua ở đâu để có nhiều sự lựa chọn cho mình? Hãy truy cập ngay vào Chợ Tốt - Chợ mua bán, trao đổi chim Vành Khuyên trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, những tin rao bán tại đây đã được đội ngũ nhân viên của Chợ Tốt kiểm duyệt kỹ càng, giúp người mua an tâm hơn khi liên hệ.

Để tìm mua được chú chim Khuyên giá rẻ, hót hay, khỏe hãy tham khảo những lưu ý dưới đây của Chợ Tốt

- Tìm hiểu giá chim Vành Khuyên: Việc tìm hiểu giá khá quan trọng, bởi chúng ảnh hưởng tới quyết định mua của bạn, hãy tìm hiểu giá chim Khuyên ở thị trường bên ngoài, so sánh với giá tại Chợ Tốt, cũng đừng quên so sánh giá của những người bán đưa ra ở đây để có thể tìm cho mình những tin đăng có giá phù hợp nhất.

- Tìm hiểu người bán: Việc tìm hiểu người bán có uy tín hay không giúp bạn an tâm hơn khi giao dịch, hãy dựa vào số điện thoại, tên, nick chat, sau đó lên các diễn đàn về chim, tìm trên Google bạn sẽ xác định được uy tín của người bán như thế nào, họ là người bán cá nhân hay là cửa hàng.

- Hướng dẫn chọn chim Khuyên: Để chọn được chim hót hay những dân chơi sẽ chọn theo bộ như bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn bởi khi líu chim thường líu xòe rất đẹp. Mỏ chim phải mỏng cả trên và dưới, sâu vào mặt, hầu nở, mắt treo cao lên trán, có độ lồi, trán rộng, cổ vừa to, ngực đầy đặn, nở nang, sáng màu, lưng có độ cong. Lông đuôi có đủ 12 màu là chuẩn, để tìm được một chú Khuyên đẹp có giọng hót hay sẽ rất khó và mất nhiều thời gian của bạn.

- Kiểm tra sức khỏe: Hãy kiểm tra sức khỏe, tiếng hót của chú chim bạn định mua xem giọng có trong hay không, có bị rụng lông không, quan sát thật kỹ trước khi quyết định mua.

- Giao dịch: Không thực hiện trước các giao dịch như chuyển khoản, trả trước, đặt cọc, với người bán chim Vành Khuyên trước khi bạn kiểm tra chim.

Nếu bạn đang có nhu cầu bán chim Khuyên cho ai có nhu cầu cần, hãy truy cập vào Chợ Tốt, tạo tài khoản và đăng tin rao bán trên Chợ Tốt, tin đăng của bạn càng chi tiết, càng rõ ràng hình ảnh càng chân thực thì càng được kiểm duyệt nhanh đồng thời những người mua cũng tin tưởng liên hệ nhiều. Chúng tôi sẽ giúp người mua và người bán tìm thấy nhau một cách nhanh chóng nhất.

Chúc bạn có những giao dịch thành công tại Chợ Tốt.

Các từ khóa phổ biến

Đăng tin ngay kẻo lỡ
Đăng tin ngay kẻo lỡ Tin đăng sẽ được tiếp cập đến hơn 10 triệu người dùng tiềm năng.