Mua Bán Chim Sơn Ca Giá Rẻ, Giống Tốt Toàn quốc
Chim sơn ca là một loại chim cảnh khá được ưa chuộng tại Việt Nam là nhiều nước khác trên thế giới. Nổi tiếng với giọng hót hay và ngoại hình đẹp, đây xứng đáng là loại chim được nhiều người săn đón.
Chim sơn ca và những kinh nghiệm không nên bỏ qua
1. Nguồn gốc của chim sơn ca
Chim sơn ca có tên khoa học là Alauda Arvensis thuộc lớp chim, bộ sẻ và có kích thước khá nhỏ nhắn, chỉ từ 16cm. Loài chim này có nguồn gốc và sinh sống chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, chim sơn ca thường sinh sống theo bầy đàn và tập trung ở các vùng đồng bằng, rừng núi, ven biển, nơi có nhiều ruộng lúa và khu đất vắng.
Tuy nổi tiếng với giọng hót hay và thánh thót nhưng không phải loại chim sơn ca nào cũng sở hữu giọng hót như vậy. Ở Việt Nam này nay, giới chơi chim sơn ca thường phân biệt chúng theo vùng sinh sản. Trong đó, chim sơn ca Huế, chim sơn ca Đà Nẵng và chim sơn ca Quảng Ninh là nổi tiếng với giọng hát hay hơn tất cả.
2. Đặc điểm chung của chim sơn ca
Về những đặc điểm chung dễ nhận biết của chim sơn ca, chúng ta có thể điểm qua về ngoại hình, tập tính sinh sản và tính cách.
Đặc điểm chung của chim sơn ca
2.1 Ngoại hình
Về ngoại hình, chim sơn ca có vẻ bề ngoài khá khiêm tốn, không quá phô trương và trái ngược hoàn toàn so với giọng hót của chúng. Ngoài ra chúng ta còn có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm ngoại hình như:
-
Chim sơn ca có phần mỏ nhọn hình chóp và trơn bóng.
-
Chim sơn ca đa số có màu nâu hoặc vàng nhạt.
-
Chim sơn ca thường có 12 lông ở đuôi, phần lông cánh dài hơn cả cơ thể, phần lông trên đỉnh đầu dài ra tạo thành màu bắt mắt.
-
Chim sơn ca có chân được bao phủ bởi vảy, dài, thẳng và rất khỏe.
2.2 Sinh nở
Thời gian sinh sản của chim sơn ca là vào đầu mùa xuân. Khác với các loài chim thông thường, chim sơn ca không làm tổ trên cao mà chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng dưới mặt đất. Sau đó, chim sơn ca bố mẹ sẽ thay nhau ấp trứng và nuôi chim sơn ca non cho đến khi chúng trưởng thành và có thể tự mình rời tổ.
2.3 Tính cách
Ngoài ra, khi nuôi chim sơn ca, chúng ta cũng nên lưu ý đến một số những tính cách sau:
-
Chim sơn ca non sau 5 - 7 tháng nuôi dưỡng thì có thể hót.
-
Chim trống thường sẽ có giọng hát to, khỏe và trong trẻo hơn chim sơn ca mái.
-
Chim sơn ca có tập tính hót vào lúc đang bay liệng trên cao.
-
Chim sơn ca dùng tiếng hót để kêu gọi bạn tình, nhiều người sử dụng tập tính này để dùng chim sơn ca mồi dẫn dụ thêm những cá thể chim sơn ca khác.
-
Chim sơn ca tự nhiên khá nhát người và không hót quá nhiều trong khoảng thời gian đầu tiên.
3. Cách chọn chim sơn ca đúng chuẩn
Cách chọn chim sơn ca đúng chuẩn
Để có thể lựa chọn được một chú chim sơn ca đúng chuẩn, khỏe mạnh hót hay không phải là một điều đơn giản. Mọi người có thể tham khảo một số mẹo chọn chim sơn ca như sau:
-
Chọn chim từ lúc còn nhỏ: Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thuần hóa, chim sẽ quen thuộc với con người và tự tin cất cao tiếng hót.
-
Chọn nhiều chim non 1 lúc: Chọn nhiều chim non sẽ giúp bạn có thể sàng lọc và lựa chọn được những cá thể ưng ý với mình nhất. Ngoài ra đây cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm chi phí lồng chim.
-
Chim sơn ca sau 8 tháng: Sau 7 tháng tuổi, chim sơn ca đã có thể bắt đầu hót kể cả trống hoặc mái. Vì thế, nếu những chú chim sơn ca hơn 8 tháng tuổi mà vẫn chưa hót được thì không nên lựa chọn.
-
Lựa chọn theo ngoại hình: Kinh nghiệm từ những người chơi chim sơn ca lâu năm truyền tai nhau rằng, nên lựa chọn những chú chim sơn ca có bộ lông nhiều đốm và hai cánh bắt chéo nhau.
-
Về giọng hót: Nếu mua chim sơn ca trưởng thành, mọi người cần lưu ý đến quãng giọng của chim sơn ca. Những chú chim hót hay sẽ có quãng giọng cao hơn 30 hồi mỗi lần hót, giọng hát luyến láy lên xuống. Ngoài ra, thể lực lúc hót của chúng cũng rất sung mãn, giọng hát vang to và khỏe, vừa đập cánh vừa hót.
4. Phân biệt chim sơn ca trống và mái
Chim sơn ca trống và mái cực kỳ khó phân biệt, kể cả đối với những chuyên gia hoặc người chơi chim lâu năm. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm nhận biết chim trống và mái thông qua những đặc điểm sau:
-
Phần đầu chim: Đầu chim to và lông gáy dài hơn là chim trống.
-
Phầm mắt chim: Mắt chim trống to hơn chim mái và nằm trên khóe miệng. Mắt chim mái nhỏ hơn và nằm thẳng hàng với khóe miệng.
-
Phần mỏ chim: Mỏ chim trống dài hơn, cứng hơn và có lực mổ mạnh hơn chim mái.
-
Phần cánh chim: Cá thể nào có nhiều lông vũ màu trắng hơn thì tỷ lệ là chim trống cao hơn.
-
Phần yếm dưới cổ: Chim mái thường có một phần yếm đen dưới cổ khác với chim trống.
-
Tập tính nuôi con: Khi nuôi chim sơn ca non, có thể dựa vào tập tính để phân biệt trống mái. Chim trống trưởng thành thường sẽ ở tổ bảo vệ con còn chim mái trưởng thành sẽ thường xuyên đi kiếm ăn. Chim trống non sẽ có tiếng kêu lúc được cho ăn to hơn chim mái non.
5. Thức ăn của chim sơn ca
Một số loại thức ăn cho chim sơn ca
Chim sơn ca ăn gì trong tự nhiên và khi nuôi chúng trong lồng chúng ta nên cho chúng ăn những loại thức ăn nào? Trong tự nhiên, thức ăn của chim sơn ca là các loại thức ăn tươi như: châu chấu, dế, bọ ngựa, sâu, kiến, cá nhỏ... cùng một số loại hoa quả, lúa và cỏ.
Khi nuôi chim sơn ca trong lồng, mọi người có thể cho chúng ăn những loại thức ăn trong tự nhiên và kết hợp thêm một số loại cám hạt sử dụng cho gà. Tuy nhiên, nên cân nhắc kỹ hàm lượng thức ăn tươi sống và luôn luôn bổ sung chất xơ cho chim sơn ca từ những loại rau tươi, mướp đắng hoặc dưa chuột.
6. Một số lưu ý khi nuôi chim sơn ca
Nhìn chung, việc chim sơn ca cảnh khá nhẹ nhàng và tốn khôn quá nhiều thời gian cũng như tài nguyên. Tuy nhiên nếu không cẩn thận và chăm chút kỹ lưỡng, chim sơn ca có thể phát triển sai lệch, mắc bệnh hoặc không thể hót. Dựa vào những đặc tính tự nhiên của chúng mà chúng ta đúc kết được một số lưu ý sau khi nuôi:
Chim sơn ca thích tắm cát: Khi nuôi, mọi người nên chuẩn bị phần cát mịn và để chim sơn ca tự do tắm cát. Điều này sẽ giúp cho chim có tinh thần vui vẻ và ổn định hơn, dễ cất tiếng hót hơn. Ngoài ra, mọi người nên thay cát ít nhất 1 tuần 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
Vệ sinh cho chim sơn ca: Phần chân chính là bộ phận cần được vệ sinh nhất của chim sơn ca. Vì thế, mọi người khi nuôi chim sơn ca nên lưu ý cắt móng chân đều đặn và thường xuyên rửa chân cho chim bằng nước muối.
Chim sơn ca sợ bóng tối và thích ánh sáng: Đặc tính của loài chim sơn ca cực kỳ thích tắm nắng và không thích bóng tối. Vì thế, mọi người có thể lựa chọn chỗ mát có nhiều ánh sáng làm chỗ đặt lồng chim, tắm nắng 1 đến 2 giờ mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc bóng tối vào ban ngày.
Không nên cho chim sơn ca ăn sâu: Chim sơn ca sẽ gặp phải một số vấn đề về da và lông nếu ăn quá nhiều sâu. Vì thế, khi nuôi chim sơn ca mọi người nên tránh cho chim sơn ca ăn sâu, kể cả sâu khô và sâu tươi.
7. Những bệnh thường gặp của chim sơn ca
Một số bệnh thường gặp ở chim sơn ca
Trong quá trình nuôi, chim sơn ca sẽ khó tránh khỏi những loại bệnh. Mọi người nên chuẩn bị về một số loại bệnh thường gặp như sau:
Bệnh ký sinh trùng: Khi chim sơn ca ăn phải một số loại thức ăn tươi sống, đặc biệt là sâu sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Dấu hiệu cho thấy chim sẽ ngừng hót, mệt mỏi, ủ rũ, chảy dịch ở miệng và chán ăn. Để trị dứt điểm bệnh này, mọi người có thể sử dụng Tetramisol và Calcium Permanganate theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Một số loại ký sinh trùng ngoài da như nấm mốc, rận, mạt bụi,... khá thường gặp. Chim sơn ca không tắm bằng nước mà chỉ tắm bằng cát, vì thế khi thấy một số dấu hiệu như rụng lông, chim bị ngứa ngáy cơ thể,... có thể thay cát, sát khuẩn lồng chim hoặc thay sang lồng chim mới.
Bệnh kén mép: Bệnh kén mép khá đặc trưng và thường gặp ở chim sơn ca. Dấu hiệu nhận biết khi ở mép của chim sơn ca sưng một hạt to, nguyên nhân từ việc thiếu vitamin A.
Bệnh đau chân: Chân là phần khá dễ bị viêm nhiễm của chim sơn ca khi nuôi trong lồng. Khi thấy các dấu hiệu chim sơn ca bị đau chân, đi đứng khó khăn hãy dùng nước muối sát khuẩn và bôi Tetracyclin lên chân.
8. Chim sơn ca Toàn quốc có giá bao nhiêu?
Chim sơn ca giá bao nhiêu là thắc mắc của không ít người chơi chim mới vào nghề. Giá chim sơn ca Toàn quốc thường thay đổi theo thời gian, không có con số thống kê cố định và tùy thuộc vào một số yếu tố khác nhau bao gồm:
-
Ngoại hình: Chim sơn ca đẹp sẽ có giá cao hơn, tùy thuộc vào chim sơn ca màu gì và có ngoại hình hoàn mỹ hay không.
-
Chất giọng: Ở chim sơn ca, chất giọng hót sẽ được đánh giá cao hơn tất cả. Chim sơn ca hót càng hay sẽ có giá trị càng cao.
-
Giới tính: Chim trống sẽ có giá thành cao hơn chim sơn ca mái.
-
Độ tuổi: Chim sơn ca non mới nở và khỏe mạnh sẽ có giá giao động từ 200.000 VNĐ - 400.000 VNĐ.
-
Giá tham khảo: Chim sơn ca trưởng thành có giá giao động từ 1.000.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ. Nếu đáp ứng cả về ngoại hình cũng như giọng hót thì giá trị sẽ tăng thêm rất nhiều.
9. Mua bán chim sơn ca Toàn quốc tại Chợ Tốt
Chợ Tốt Thú Cưng là cổng thông tin uy tín và chất lượng hiện nay về những tin tức rao vặt về thú cưng cũng như mua bán chim. Mọi người có thể đến với trang Chợ Tốt và dễ dàng tìm mua chim sơn ca Toàn quốc thông qua các tiêu chí như: địa điểm, loài chim, giá thành, dịch vụ vận chuyển, hình ảnh thực tế,... Đối với những người có nhu cầu muốn bán chim sơn ca Toàn quốc, bạn cũng có thể đăng tin rao bán chim sơn ca Toàn quốc lên Chợ Tốt hoàn toàn miễn phí.
Chim sơn ca là một trong những vật nuôi được ưa chuộng rộng rãi và độ yêu thích cao. Bạn có thể thường xuyên truy cập vào Chợ Tốt để được cập nhật nhiều hơn thông tin về loại chim này.
Chúc bạn có trải nghiệm mua bán chim sơn ca Toàn quốc như ý tại Chợ Tốt cũng như nắm bắt được các thông tin về thú cưng của mình một cách toàn diện.