Mục lục
Phát triển bền vững là gì? Đây là hình thức phát triển đáp ứng được tất cả nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến những khả năng mà xã hội đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Để hiểu rõ hơn về nội dung của phát triển bền vững, hãy theo dõi nội dung sau đây!
Từ Chương trình Nghị sự 21, khái niệm phát triển bền vững là gì đã được xác định cụ thể.
Vậy, phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của những thế hệ sống ở thời điểm hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng/hư hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Bao gồm sự phát triển cân bằng giữa các yếu tố môi trường, kinh tế – xã hội, giáo dục,…
Ví dụ về mặt kinh tế, phát triển bền vững là sự phát triển với tốc độ nhanh, an toàn và chất lượng về mọi mặt dành cho tất cả mọi người chứ không phải tập trung vào phạm vi giới hạn và cũng không xâm phạm tới những quyền cơ bản của con người.
Trong giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội của Việt Nam là phải giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo tất cả mọi người đều có việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt.
Việc đảm bảo nhu cầu việc làm cho tất cả người dân chính là cách bền vững nhất để các nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại như Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình cao. Từ đó trong giai đoạn tiếp theo, đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao.
Mô hình phát triển bền vững là gì?
Một số mô hình phát triển bền vững tiêu biểu được chú ý nhiều trong nền sản xuất hiện đại như:
Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là gì? Theo dõi nội dung dưới đây để biết được cụ thể 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam!
Ví dụ về phát triển bền vững ở Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng như sau:
Việt Nam hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng ưu tiên. Cụ thể hơn có nghĩa là tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để hướng đến việc giảm tối đa tình trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đây cũng là hướng đi của toàn thế giới và được nhiều quốc gia tập trung thực hiện.
Tại Việt Nam, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55 NQ/TW của tháng 02/2020 đã đề ra mục tiêu này. Cụ thể: Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Mục tiêu cụ thể vào năm 2030 của phát triển bền vững là gì?
Một ví dụ cụ thể khác về phát triển bền vững ở Việt Nam đó là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hữu cơ.
Cụ thể, ngành nông nghiệp trong nước sẽ áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường và an toàn với sức khỏe con người, hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như:
Bên cạnh đó, Chợ Tốt đang có chương trình mua bán đồ cũ để góp cây tạo sinh kế cho đồng bào vùng cao. Chương trình nhằm mục đích giúp người dân nghèo có thể có được công việc ổn định để thoát khỏi khó khăn.
Mỗi một lượt mua hàng của bạn đối với các sản phẩm có dán nhãn “Phủ Rừng Sinh Kế” của Chợ Tốt và thanh toán bằng hình thức trực tuyến đều là góp phần tặng 1 cây giống măng Bát Độ khỏe mạnh đến đồng bào Sơn Hồ, tỉnh Sơn La.
Chỉ cần click tại đây để mua một sản phẩm có dán nhãn “Phủ Rừng Sinh Kế” là bạn đã có một đóng góp ý nghĩa đối với những người dân nghèo vùng cao.
Hi vọng những chia sẻ trên của Chợ Tốt sẽ có ích cho bạn, giúp bạn giải đáp được thắc mắc phát triển bền vững là gì cũng như biết được 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.