Mục lục
Nuôi thỏ thả vườn hiện đang là một trong những mô hình chăn nuôi được nhiều người áp dụng vì đem đến nhiều lợi ích cho người nông dân. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến hình thức nuôi thỏ này thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây để được Chợ Tốt hướng dẫn.
Thỏ là một loài động vật đem lại giá trị kinh tế cao nên được lựa chọn là một phương thức thoát nghèo đối với người nông dân. Đặc biệt khi áp dụng cách nuôi thỏ thả vườn, bà con có nhiều lợi ích như:
Vậy mô hình này có khó không? Để thỏ sinh trưởng, phát triển tốt, có giá thành cao, bạn chỉ cần đáp ứng tốt các tiêu chí như sau:
Để giải đáp kỹ hơn các vấn đề mà Chợ Tốt vừa liệt kê ở trên, hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây!
Để mô hình nuôi thỏ thả vườn đem đến hiệu quả cao nhất, bước chọn giống vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến thỏ trưởng thành sau này. Vì vậy, bà con chỉ nên chọn giống tốt để nuôi và phải phù hợp với mục đích nuôi của mình.
Sau khi đã xác định được mục đích nuôi thỏ, bạn sẽ chọn các giống thỏ dựa trên các tiêu chí như sau:
Khi nuôi thỏ thả vườn, chắc chắn thỏ sẽ sinh sống chủ yếu trong khu vườn của bạn. Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng thời tiết xấu như mưa bão, bạn cũng nên chuẩn bị cho vật nuôi của mình một nơi trú ẩn an toàn.
Như đã chia sẻ ở trên, mặc dù với mô hình chăn nuôi này, thức ăn chính của thỏ là cây cối trong vườn. Tuy nhiên, như vậy không đủ dinh dưỡng cần thiết, nhất là đối với những chú thỏ nuôi để lấy thịt.
Vì vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thức ăn sau cho vật nuôi của mình.
Trong khu vườn dùng để nuôi thỏ nên trồng các loại cây cỏ là thức ăn tốt cho những chú thỏ. Cụ thể, thỏ thích ăn các loại cỏ như cỏ vừng, cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ lông,… Các loại lá cây mềm như rau lang, lá chuối, rau muống, lá mít,… Bên cạnh đó các loại củ quả rất quan trọng đối với dinh dưỡng của thỏ là khoai lang, cà rốt, su hào, bí đỏ,…
Mặc dù thỏ có bộ rằng rất chắc khỏe nhưng với những chú thỏ con, còn nhỏ, bạn nên xử lý kỹ thức ăn trước khi cho chúng ăn để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra việc băm nhỏ thành từng đoạn từ 5 – 7cm để thỏ có thể ăn hết thức ăn của mình, tránh lãng phí (thỏ có thói quen chỉ ăn lá non, bỏ thân già).
Đối với nhóm thức ăn này có thể kể đến như cơm, gạo, khoai, ngô, các loại hạt ngũ cốc,… Những loại thức ăn này có tác dụng tích mỡ, giúp thỏ mập mạp và có giá hơn.
Tuy nhiên, không nên vì vậy mà bạn lạm dụng chúng để vỗ béo vật nuôi. Để đảm bảo tốt nhất, chỉ nên cho thỏ ăn các loại thức ăn này khi chúng đã được rừ 90 ngày tuổi, và với lượng vừa phải (là thức ăn bổ sung hàng ngày).
Có thể kể đến như các loại bột cá, bột thịt, các loại bánh đậu xanh, bánh dầu dừa, dầu đậu nành, đậu phộng, bã bia,… Chi phí để mua loại thức ăn này không cao. Cụ thể, bà con có thể thu mua nguồn thức ăn này từ các cơ sở chế biến với mức giá khá rẻ.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bà con cho thỏ ăn quá nhiều. Hãy kết hợp nhóm thức ăn chứa đạm với các loại thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi.
Có thể kể đến như rơm khô, lá tươi xanh hay các loại cỏ đã qua xử lý để làm nguồn thức ăn dự trữ cho thỏ trong giai đoạn thời tiết khắc nghiệt như mùa đông, mưa gió.
Ngoài thức ăn, nguồn nước sạch để cho thỏ uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với hình thức nuôi thỏ thả vườn. Nếu thỏ phải nhịn khát 1 ngày thì bạn sẽ thấy cơ thể chúng có sự khác biệt rõ rệt, hốc hác hơn. Thậm chí, chỉ cần đến ngày thứ 2 không được bổ sung nước, thỏ sẽ kiệt sức và chết.
Vì vậy, hãy cung cấp cho thỏ 0.2 – 0.5 lít nước/ngày và đảm bảo đó là nguồn nước sạch, được thay mới mỗi ngày.
Trên đây là tất cả những chia sẻ của Chợ Tốt giúp bạn có kinh nghiệm nuôi thỏ thả vườn, từ đó có có thể tăng thu nhập cho gia đình mình.
Bình luận