Mục lục
Bạn có biết lý do vì sao mèo bạn nuôi lại có thói quen hay cắn? Dấu hiệu mèo hay cắn chứng tỏ điều gì? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Mèo và mèo con có thể cắn vì những lý do rất khác nhau và cách khắc phục giữa chúng cũng khác nhau.
Đầu tiên, việc mèo con hay cắn liên quan đến vấn đề bản năng của chúng. Bởi vì cũng giống như con nít, những chú mèo con thường cư xử từ việc học hỏi những chú mèo con khác hoặc học hỏi từ mèo mẹ.
Vì vậy, bạn là chủ của mèo thì cần dạy chúng những bài học quan trọng rằng răng và móng vuốt của chúng sẽ làm người xung quanh tổn thương. Hãy dạy chúng theo cách của một “người mẹ” dạy bảo con mình: ấm áp và bao dung.
Một chú mèo con được giáo dục tốt sẽ biết những quy tắc quan trọng và chúng sẽ không còn hay cắn nữa.
Những bộ phận mà mèo không thích bị sờ vào bao gồm chân sau, móng, ngực. Những bộ phận này được xem là điểm yếu của những chú mèo.
Vì vậy, khi bạn đụng chạm vào các vị trí đó, bạn sẽ bị mèo cắn vào tay. Đây là bản năng của mèo để tụ bảo vệ bản thân.
Khi nghe thấy những tiếng động lạ, mèo sẽ bị giật mình và từ đó khiến chúng có thói quen cắn để tự vệ. Một số tiếng động xung quanh khu vực sống của mèo có thể là nguyên nhân khiến chúng bị giật mình dẫn đến hành động cắn như: tiếng chó sủa, tiếng máy sấy tóc, máy hút bụi,…
Hãy hạn chế tối đa những tiếng động này xung quanh khu vực sống của thú cưng. Bởi việc thường xuyên bị giật mình là nguyên nhân khiến mèo ngày càng “xấu tính”, chúng sẽ trở nên cáu bẳn và hay cắn hơn.
Khi đến chỗ lạ, mèo rất dễ thay đổi tính tình và thậm chí chúng có thể chạy trốn chính chủ của mình. Vì vậy, nếu có thể hãy thường xuyên đưa chúng ra ngoài để chúng làm quen với việc tiếp xúc với môi trường lạ, người lạ.
Mèo cắn nhầm tay chủ cũng là nguyên nhân thường gặp. Trong trường hợp đang chơi đùa với mèo, mèo rất dễ cắn nhầm vào tay bạn. Nhất là trong trường hợp bạn nhử đồ ăn cho mèo.
Ngoài ra, đôi khi việc hay cắn cũng là cách để mèo biểu hiện tình yêu thương với chủ của mình. Lúc này, mèo thường thực hiện động tác vồ, “cắn yêu” vào tay bạn nhưng điều này thường không làm bạn đa hay xây sát.
Khi đang nuôi con, mèo hay cắn vì đây là phản ứng để chúng bảo vệ con của mình. Vì vậy, khi mèo đang nuôi con, đừng tự động chạm vào người của chúng, hãy bắt đầu bằng việc cho ăn để làm quen. Sau khi đã thân thiết với bạn, mèo mới không cắn.
Để huấn luyện những chú mèo có thói quen hay cắn, bạn cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Đầu tiên bạn cần xác định được nguyên nhân vì sao thú cưng của mình lại hay cắn. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục, huấn luyện khác nhau. Chẳng hạn mèo nhà bạn hay cắn do bị ngứa răng thì cần cho mèo dụng cụ để chơi cùng.
Hoặc nếu mèo con bị căng thẳng hoặc gặp người lạ nên mới hay cắn thì bạn hãy yêu thương, chơi với chúng để chúng yên tâm hơn.
Như đã nói ở trên, một chú mèo con có thói quen cắn do chúng không biết được rằng răng và móng vuốt của chúng gây nguy hiểm đến người xung quanh. Để giáo dục những chú mèo con, mỗi khi bị mèo gặm hoặc cắn vào tay, bạn hãy hô lên “không được”. Thực hiện vài lần khi đó mèo sẽ biết và không dám cắn tay nữa.
Tuy nhiên, bạn không nên la mắng hay trách phạt chúng, điều này có thể khiến mèo con sợ hãi hơn và càng khiến chúng có xu hướng cắn để tự vệ.
Hãy yêu thương mèo con của bạn hơn nhé!
Nếu mèo nhà bạn có thói quen cắn và bạn không điều chỉnh được hành vi xấu này, bạn có thể thực hiện những phương pháp mạnh hơn. Chẳng hạn như nhốt mèo vào chuồng hoặc 1 nơi yên tĩnh, không chơi với mèo nữa.
Nếu mèo vẫn không bỏ thói quen xấu này và liên tục cắn chủ thì bạn thực hiện hình phạt là chỉ cho mèo ăn và uống, không cho ra ngoài. Cho đến khi mèo không còn cắn nữa, hãy khen thưởng để khích lệ tinh thần bằng cách cho chúng thức ăn ngon hoặc thưởng một món đồ chơi mà bạn biết mèo rất thích.
Việc xây dựng nhận thức cho mèo cũng tương tự như với một đứa trẻ. Khi ngoan chúng sẽ được thưởng, còn hư sẽ bị phạt.
Có thể hành động cắn tay bạn là cách để một chú mèo đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn. Lúc này, có thể mèo đang rất cô đơn và muốn được yêu thương. Bạn hãy sử dụng những cách sau để mèo không cắn nữa:
Ngoài ra, bạn cũng nên ngăn chặn việc mèo cắn có thể làm hư hỏng đồ vật trong nhà bằng cách di chuyển các đồ vật mèo có thể cào đến vị trí khác hoặc che phủ đồ đạc bằng cách dán hai lớp băng keo hoặc giấy nhám/giấy ráp,…
Nếu có thể, bạn hãy chó chú mèo của mình có thêm một người bạn đồng hành để chơi cùng. Việc có thêm bạn sẽ giúp chúng bớt quỹ thời gian rảnh của mình để chơi cùng người bạn mới.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này, nhất là đối với những chú mèo hay cào do cô đơn. Việc có thêm một người bạn mới có thể khiến chúng cảm thấy bạn không còn yêu thương chúng nữa.
Ngoài ra, bạn cũng nên đề phòng trường hợp nhiễm trùng nếu mèo cắn và bạn vẫn chưa trị được chúng:
Hi vọng những chia sẻ trên của Chợ Tốt sẽ có ích cho bạn trong việc ngăn chặn thói quen mèo hay cắn.
Bình luận