Mèo đánh nhau – Xác định nguyên nhân và cách ngăn chặn

Tham gia từ: 5 years trước

09/06/2021

Một trong những vấn đề mà các “sen” đang đau đầu là “hoàng thượng” nhà mình thường hung hăng và đánh nhau với mèo khác. Điều này có thể diễn ra đã lâu hoặc mới bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nó luôn gây rắc rối cho bạn và những người xung quanh. Vậy tại sao mèo đánh nhau? Làm thế nào để ngăn chặn điều này? Cùng Chợ Tốt Thú Cưng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

mèo đánh nhau
Tại sao mèo lại đánh nhau?

Tìm hiểu nguyên nhân mèo đánh nhau

Mèo được xem là loài động vật bí hiểm, việc chúng đánh nhau có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân giúp người nuôi có phương án xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

Khẳng định lãnh thổ, chủ quyền

Loài mèo sở hữu tính chủ quyền rất cao. Những thứ liên quan đến lãnh thổ, đồ vật, đồ ăn hoặc thậm chí là chủ nuôi một khi đã được chúng xác định chủ quyền thì sẽ không cho phép có sự xâm phạm. Chính vì vậy chúng sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Việc chiến đấu giành lãnh thổ thường xảy ra nhiều với mèo lạ ở bên ngoài, hay với những con mèo hoang vô tình bén mảng đến nhà bạn. Sự xuất hiện của những chú mèo khác có thể khiến bé mèo của bạn tin rằng đất của mình đang bị lấn chiếm và lao lên đánh nhau.

Ngoài ra, nhiều chú mèo có tính chiếm hữu mạnh đối với chủ nhân và cả các đồ vật trong nhà. Cho nên khi có sự xuất hiện của một bé mèo hay thú cưng khác bạn mới nhận nuôi trong nhà thì có thể chúng sẽ khó chịu và sẵn sàng gây chiến bất cứ lúc nào.

Việc tranh giành lãnh thổ có thể xảy ra ở cả mèo đực và mèo cái, một số bé mèo có thể hung hăng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số bé hiền hòa hơn, tuỳ vào đặc tính của từng giống và cách huấn luyện của người nuôi.

Tự vệ

Khi cảm thấy có mối đe dọa từ những động vật khác và từ con người thì nhiều chú mèo sẽ cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách tấn công lại. Đây được xem là hành động tự vệ của mèo. Một số  Các biểu hiện cho thấy mèo sẽ đánh nhau để tự vệ là cuộn người lại, cụp đuôi, hai tai giãn sang hai bên, gầm gừ,… 

cách ngăn mèo đánh nhau
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột giữa loài mèo

Tranh giành bạn tình

Các cuộc tấn công tranh giành bạn tình diễn ra rất phổ biến giữa những chú mèo đực, đặc biệt là mèo đực chưa bị thiến. Vào mùa giao phối, các “anh chàng” này thường gây hấn với nhau để tranh giành bạn tình, tạo sự chú ý với các “nàng” mèo.

Mèo đang gặp về sức khỏe, tinh thần

Những chú mèo đang cảm thấy không được khỏe, hay đang stress, hoảng loạn và trong trạng thái không thoải mái thường rất dễ bị kích động. Trong lúc này chúng cần sự yên tĩnh một mình, cho nên bất kì sự tác động nào cũng sẽ dễ khiến mèo kích động và từ đó tấn công tác nhân gây khó chịu cho chúng. 

Phân biệt mèo đang chơi đùa hay đánh nhau

Mèo là vật nuôi khá nghịch ngợm, chúng thích đùa giỡn, vờn nhau với những chú mèo khác. Trong nhiều trường hợp mèo đùa nghịch hơi quá khích và nhiều người có thể nhầm tưởng là chúng đang đánh nhau. Lúc này người nuôi cần phân biệt biểu hiện mèo đánh nhau và mèo đang đùa giỡn để quyết định có nên can thiệp hay không.

Đầu tiên, hãy quan sát hành vi của mèo, nếu cơ thể hướng về phía trước thì cho thấy chúng có quan hệ tốt với nhau và chỉ đang giỡn. Còn nếu mèo ngả về sau và dùng chân cào mạnh vào đối phương thì là đang đánh nhau. Phần tai của mèo sẽ căng giãn sang hai bên nếu đang giao chiến, còn nếu trong tình trạng dựng và hướng về phía trước thì bạn hãy yên tâm nhé. 

Khi đùa giỡn mèo rất hạn chế làm đau nhau, cho nên nếu bạn thấy chúng có biểu hiện cắn hoặc cào và làm đối phương bị thương thì hãy can thiệp ngay trước khi mọi chuyện diễn biến xấu hơn. Trong khi đánh nhau lông ở phần thân và đuôi của mèo sẽ dựng lên để trông to lớn và dữ tợn hơn, bên cạnh đó còn cho thấy chúng đang căng thẳng.

Bạn cũng có thể phân biệt mèo đang đánh nhau bằng cách nghe âm thanh. Nếu nghe tiếng mèo gầm gừ hoặc rít lên thì cho thấy chúng đang chiến đấu. Còn khi đùa giỡn hầu như mèo rất ít khi phát ra âm thanh.

Ngoài ra, nếu sau các hành động vờn nhau nếu bạn thấy chúng có thể cùng ở trong một không gian, hoặc có khi là nằm ngủ cạnh nhau thì chắc chắn những bé mèo này chỉ vừa mới chơi với nhau thôi. Ngược lại, mèo đánh nhau hầu như sẽ tránh mặt nhau, không lại gần địa bàn của nhau sau một cuộc giao tranh.

nguyên nhân mèo đánh nhau
Cần phân biệt các biểu hiện mèo chơi đùa và đánh nhau

Cách xử lý khi mèo đánh nhau

Khi chứng kiến hai chú mèo đang đánh nhau, đặc biệt là 2 chú mèo mà bạn nuôi thì tâm lý của hầu hết người nuôi là phải lao vào can thiệp để tách chúng ra ngay. Nhưng trên thực tế không nên làm như vậy vì lúc này tất cả chú mèo đều đang rất hung dữ, chúng có thể làm đau bạn nếu đột ngột chen vào ngay lúc cuộc chiến đang căng thẳng. 

Lời khuyên ở đây là nên sử dụng các biện pháp can thiệp nhẹ nhàng để tách chúng ra, tốt nhất đánh lạc hướng để chúng quên đi việc đang xung đột. Một số cách đánh lạc hướng mà bạn có thể áp dụng là:

  • Làm ồn và để mèo nghe thấy, có thể sử dụng điện thoại hoặc loa phát nhạc lớn để thu hút sự chú ý của chúng.
  • Dùng đồ chơi yêu thích của mèo và ném vào khu vực mèo đang đánh nhau (dùng các vật mềm), hoặc đơn giản hơn bạn có thể sử dụng cần câu mèo đứng từ xa và thả vào chỗ chúng để gây chú ý.
  • Nếu các cách ở trên không hiệu quả thì hãy dùng chai nước hoặc vòi xịt nước và xịt nhẹ vào chỗ mèo. Cách này khá hiệu quả để khiến mèo giật mình và tạm quên đi việc đánh nhau.

Lưu ý không nên dùng tay tách chúng ra nếu không muốn bị thương bởi móng vuốt và răng mèo. Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng các biện pháp mạnh tay quá như đánh đập, quát mắng vì có thể khiến chúng bị giật mình, hoảng loạn. 

Sau khi kết thúc cuộc chiến, hãy chủ động cách ly các bé mèo này, đặc biệt là với những chú mèo nuôi chung và sau đó cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn về lâu dài.

cách ngăn mèo đánh nhau
Hãy sử dụng các biện pháp nhẹ nhàng để tách những chú mèo đang đánh nhau ra

Cách ngăn mèo đánh nhau về lâu dài

Đương nhiên bạn không thể tự trông chờ mèo tự giải quyết các vấn đề của mình. Do đó sau khi đã xác định được các nguyên nhân có thể khiến mèo trở nên hung dữ thì hãy giải quyết ngay. Bởi vì bất kì sự đụng độ hay một cuộc đánh nhau nào giữa các chú mèo cũng sẽ gây ra rất nhiều phiền phức cho bạn, huống hồ nếu nó kéo dài liên miên.

Với một bé mèo đã trưởng thành nhưng trong quá trình nuôi chỉ mới vừa đánh nhau lần đầu tiên thì hãy nhớ lại các biểu hiện trong những ngày trước đó, đồng thời quan sát các ngày tiếp theo. Có thể là chúng đang gặp bất ổn về tâm lý và sức khỏe và dễ cáu giận hơn bình thường. Lúc này bạn hãy đưa em ý đi gặp bác sĩ thú y ngay để xem vấn đề là gì nhé.

Đa số mèo đánh nhau thuộc những giống có bản tính hung hăng, hiếu chiến, hoặc cũng có thể do quá trình trưởng thành đã tạo cho chúng tính cách này. Với những bé mèo này thì cần áp dụng các biện pháp để kiềm hãm bớt bản năng của chúng, đồng thời hạn chế các nguy cơ dẫn tới hành vi đánh nhau:

Nếu đang nuôi một chú mèo có bản tính chiếm hữu cao và thích khẳng định vị thế thì tốt nhất không nên nuôi chung với thú cưng khác. Hãy kiểm soát chúng khi bạn đưa chúng ra ngoài cùng. Bên cạnh đó, đặt nơi mèo ở gần khu vực sinh hoạt của gia đình bạn để chúng thân thiết hơn với các thành viên trong gia đình. Tránh để mèo quá xa cách.

Với mèo đực, nếu bạn không có nhu cầu cho mèo phối giống thì hãy chủ động thiến chúng khi đủ tuổi. Điều này nhằm ngăn các vụ đánh nhau giữa mèo đực vào mùa động dục.

Sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý cho mèo. Hãy gặp một chuyên gia về thú y để được tư vấn trị liệu. Còn nếu hoàn cảnh không cho phép, hãy đọc các tài liệu hoặc xem clip hướng dẫn từ các chuyên gia nước ngoài và thực hiện theo.

Khi chọn nuôi mèo, hãy mua một bé mèo con để có thể chủ động huấn luyện chúng từ khi còn nhỏ. Cách dạy dỗ, huấn luyện mèo vào khuôn phép rất quan trọng. Đừng nuông chiều chúng quá mức và khiến chúng tưởng rằng chúng là chủ nhân của bạn và có chủ quyền với tất cả những thứ xung quanh. Đặc biệt với những giống mèo hung dữ và có tính chiếm hữu cao thì điều này lại càng quan trọng hơn.

Từ khi mèo còn nhỏ, hãy cho chúng tiếp xúc thường xuyên với những chú mèo hay vật nuôi khác. Điều này giúp mèo của bạn dễ thân quen hơn, không bị cô độc và trở nên lãnh cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy những bé mèo được nuôi nấng chung với mèo hoặc thú cưng khác từ lúc nhỏ có xu hướng hòa đồng, thân thiện hơn hẳn so với mèo tách biệt với bầy đàn. 

mèo vờn nhau
Cần huấn luyện mèo từ lúc còn nhỏ để chúng sống chan hòa với con vật khác

Nếu bạn đang nuôi chung với vật nuôi khác thì hãy đối xử công bằng với chúng, để chúng có ý thức về sự bình đẳng ngay từ sớm. Ngoài ra, hãy dạy dỗ chúng bằng sự yêu thương thay vì la mắng hay đánh đập. Vì cũng như con người, cách giáo dục của bạn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và việc hình thành nhân cách của loài mèo.

2.000.000 đ
7 giờ trước Quận Tân Bình
2.000.000 đ
8 giờ trước Huyện Bình Chánh
2.200.000 đ
8 giờ trước Quận Hải Châu
6.500.000 đ
9 giờ trước Quận 1
3.000.000 đ
9 giờ trước Quận Tân Phú
6.900.000 đ
10 giờ trước Quận 1
1.900.000 đ
10 giờ trước Quận Gò Vấp
2.000.000 đ
10 giờ trước Quận Gò Vấp
3.000.000 đ
10 giờ trước Quận 8
1.600.000 đ
10 giờ trước Quận Bình Thạnh

Vừa rồi là những chia sẻ của Chợ Tốt Thú Cưng về mèo đánh nhau – một trong những vấn đề nan giải của nhiều nhiều “sen” trong quá trình chăm sóc “hoàng thượng”. Hy vọng qua đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi bắt gặp cuộc đụng độ của bé mèo nhà mình. 

Đừng quên tham khảo các chủ đề khác tại chuyên trang kinh nghiệm của Chợ Tốt để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc thú cưng. Còn nếu bạn đang muốn rước thêm một bé mèo cảnh xinh xắn, đáng yêu cho mình thì hãy ghé ngay Chợ Tốt Thú Cưng để tha hồ lựa chọn nhé. Chúc bạn thành công!

Trải nghiệm mua bán mèo cảnh nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Chợ Tốt

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm