Mục lục
Mèo bị búi lông là bệnh có ở hầu hết các chú mèo nuôi hoặc hoang dã. Những công việc làm sạch lông hoặc loại bỏ lông gây ngứa hằng ngày khiến mèo nuốt vào bụng một lượng lông nhất định. Lông có thể được đưa ra ngoài nhờ quá trình tiêu hóa, bài tiết và đôi khi là nôn ra. Mèo nôn ra các búi lông là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất nôn quá lớn thì đó là dấu hiệu của bệnh búi lông.
Búi lông ở mèo là tập hợp những sợi lông bị rụng được quyện với dịch tiêu hóa hình thành trong dạ dày của mèo. Mèo là loài động vật giữ gìn vệ sinh cho bản thân rất tốt. Chúng tự nhiên biết cách chải chuốt, làm sạch lông và chân trong cuộc sống hằng ngày. Người nuôi có thể nhận thấy mèo có thể liếm lông trên cơ thể mọi lúc, mọi nơi và liếm lông cho cả những chú mèo con được sinh ra.
Lưỡi của mèo có nhiều mấu gai nhỏ và cứng được hình thành từ keratin. Các gai nhỏ này dùng để điều hướng thức ăn trôi xuống ruột. Thiết kế tự nhiên này giúp mèo giữ chặt các sợi lông rụng, không làm lông di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác trong quá trình liếm. Điều đó cũng có nghĩa là đa số lông mèo được nhổ ra từ cơ thể sẽ được nuốt vào bụng thay vì nhả ra ngoài.
Mỗi lần chải chuốt, mèo sẽ nuốt vào bụng một lượng lông nhất định. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên những búi lông ở mèo và loài này thường nôn để thải ra ngoài.
Nhiều người nuôi mèo nhận thấy quá trình nôn búi lông quá khó khăn, mèo kêu và nôn khan nhiều. Do vậy họ tự hỏi liệu điều này có gây nguy hiểm cho mèo không? Mèo tự chải chuốt là việc làm hoàn toàn bình thường. Mèo nên làm điều đó để giữ cho bộ lông luôn mượt mà, ở trạng thái tốt nhất.
Hầu hết các sợi lông mèo có thể được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và bài tiết. Nếu lượng lông thu được quá lớn, ví dụ mèo vào thời kỳ thay lông hay giống mèo có bộ lông dài thì mới hình thành lên búi. Khi lông mèo bị vón cục, cơ thể sẽ tự nhiên nôn ra để tránh búi lông đi vào ruột và khiến mèo bị tắc búi lông.
Nếu mèo nôn ở một tần suất nhỏ, vài tuần hay vài tháng một lần thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu mèo bị búi lông và nôn quá thường xuyên kèm theo những triệu chứng lạ thì phải làm gì?
Khi mèo cố gắng loại bỏ búi lông trong cơ thể, chúng sẽ có các biểu hiện như vươn dài cổ, cong người, cả cơ thể phập phồng, dạ dày kêu ọc ọc, miệng há, lưỡi thè, nôn khan nhiều lần. Đôi khi mèo cũng tạo một số âm thanh lạ. Sau khi các búi lông bị loại bỏ ra, mèo trở về trạng thái an tĩnh như thường ngày.
Mèo bị tắc búi lông ở trạng thái nguy hiểm sẽ có những dấu hiệu sau:
Khi mèo có những hiện tượng này, có khả năng búi lông đã đi ra khỏi dạ dày và vào đường ruột khiến mèo bị tắc búi lông ở ruột. Như vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể bị gián đoạn. Hoặc trường hợp khác là búi lông đang được nôn ra nhưng bị mắc lại trong họng làm mèo bị hóc búi lông.
Như Chợ Tốt đã nêu ra ở trên, trong trường hợp nôn búi lông xuất hiện với tần suất trên 1 tuần 1 lần thì người nuôi không cần quá lo lắng về điều ấy. Tuy nhiên, khi mèo nôn quá thường xuyên hay có những triệu chứng nguy hiểm, người nuôi nên nhanh chóng đưa mèo đến khám tại phòng khám thú y. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mèo đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, tắc ruột hoặc hóc do tắc búi lông.
Với chuyên môn trong điều trị, cơ sở vật chất, dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh đầy đủ, bác sĩ tại phòng khám sẽ có phương pháp để xác định đúng tình trạng của bệnh. Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả cho mèo bị búi lông.
Để giúp mèo loại bỏ búi lông một cách dễ dàng, điều tốt nhất mà người nuôi có thể làm là tạo cho mèo một không gian rộng để mèo dễ dàng vận động. Mèo cố gắng đưa búi lông ra ngoài bằng những lần mồi nôn khan. Trong quá trình đó, không nên đến vuốt ve, dọa nạt, ôm ấp vì có thể khiến mèo bị phân tâm và hóc.
Mèo bị búi lông có xu hướng xuất hiện nhiều ở mèo trưởng thành, mèo già vì thói quen liếm lông đã quá quen thuộc, gần như là phản xạ tự nhiên. Mèo con, mèo nhỏ thường ít xuất hiện búi lông hơn. Các giống mèo có bộ lông dài và dày như Ba Tư, Maine Coonscũng là nguyên nhân làm búi lông xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Mèo bị búi lông thường xuất hiện khi mèo bị rụng lông quá nhiều do:
Mèo nuốt lông là hành động tự nhiên của giống loài này. Do vậy, không có bất kỳ biện pháp nào ngăn chặn được hoàn toàn cơ thể mèo hình thành các búi lông, trừ khi người nuôi khiến mèo không còn thói quen liếm lông. Có một số biện pháp người nuôi có thể thực hiện để giảm lượng lông mèo nuốt vào cơ thể đó là:
1. Chải lông cho mèo thường xuyên. Dọn dẹp lông có trong ổ mèo, trên sàn, khu vui chơi hay toàn bộ căn nhà. Việc làm này giúp loại bỏ tối đa những chiếc lông đã rụng bằng dụng cụ chải như bàn chải, lược.
2. Lên lịch cho mèo đi làm đẹp, cắt tỉa lông thường xuyên. Dịch vụ làm đẹp cho mèo hiện nay rất phát triển. Các cửa hàng thường vệ sinh toàn thân, vệ sinh tai, chân, răng miệng, tắm thơm, chải lông, cắt tỉa theo yêu cầu. Mèo khi được làm đẹp không những sạch sẽ mà còn được “biến hóa” sang hình ảnh mới đáng yêu hơn.
3. Cho mèo ăn thức ăn chuyên dụng, thức ăn chứa nhiều chất xơ để cuốn đi những chiếc lông trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn. Chế độ ăn hợp lý cũng giúp mèo có bộ lông mượt mà, khỏe mạnh, ít gãy rụng.
4. Sử dụng các loại kem thoa lông mèo chuyên dụng có chứa chất nhuận tràng và chất bôi trơn. Các chất này giúp lông đi qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Mèo bệnh búi lông không phải đều mang yếu tố nguy hiểm. Để nhận biết các búi lông có đang gây ra sự khó chịu cho mèo hay không, người nuôi cần quan sát tần suất xuất hiện và các dấu hiệu trong quá trình mèo loại bỏ búi lông.
Chợ Tốt đã mang đến những thông tin chi tiết về bệnh mèo bị búi lông, nguyên nhân hình thành bệnh, mức độ nguy hiểm, các triệu chứng của bệnh, phương pháp điều trị… Mong rằng với những chia sẻ ở trên, người nuôi mèo cưng sẽ hiểu biết hơn về hiện tượng nôn ra búi lông ở mèo. Và nếu bạn đọc đang có nhu cầu mua bán mèo cưng, mèo đẹp, mèo đáng yêu, hãy đến với Chợ Tốt để chọn được những người bạn đồng hành phù hợp nhất.