Mục lục
Poodle là giống chó được nhiều người săn đón. Dù khá phổ biến tại Việt Nam, nhưng không phải việc chăm sóc giống chó này là dễ dàng. Poodle rất khó nuôi khi còn nhỏ, tốn không ít thời gian và công sức. Dưới đây là chia sẻ về kinh nghiệm nuôi chó Poodle khỏe mạnh mà người mới nên biết.
Nhiều người yêu thích Poodle và muốn sở hữu một bé cún dễ thương xinh đẹp, nhưng ngại về chi phí nuôi Poodle. Tuy nhiên, Poodle không hề kén ăn, chúng có thể ăn hầu hết các loại thức ăn như cơm, cháo, hạt, sữa, bánh, rau củ,….
Chỉ với một khay thức ăn mỗi ngày, là bạn có thể chăm sóc một em Poodle ngoan ngoãn cho dù ở 1 mình. Vì không kén ăn, ngoan ngoãn nên chi phí nuôi Poodle không hề tốn kém so với nhiều giống chó nhập khác.
Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle mau ăn chóng lớn, thì chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng là vô cùng quan trọng theo từng giai đoạn phát triển.
Trong khoảng giai đoạn 2 tháng tuổi, Poodle chỉ vừa cai sữa mẹ, đây là lúc để chúng tập ăn thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa khá yếu ớt nên lúc này chỉ nên cho Poodle ăn một số thức ăn như:
Đặc biệt, lúc này không nên cho Poodle ăn xương hoặc hạt cứng.
Đối với lứa tuổi này, Poodle đã khá quen với các loại thức ăn ngoài nên chế độ ăn uống cũng thoải mái hơn. Tuy nhiên, không nên cho Poodle ăn quá no. Chỉ nên duy trì mức 3-4 bữa/ngày:
Tương tự, lúc này vẫn chưa thể cho Poodle ăn xương hoặc hạt cứng.
Đây là giai đoạn Poodle bắt đầu trưởng thành, đường tiêu hóa ổn định và cứng cáp hơn. Bạn có thể bổ sung thêm một số chất khác như tinh bột, chất xơ, vitamin, đạm,… để thực đơn phong phú và chó phát triển nhanh chóng hơn. Khi cho chó ăn nên kết hợp dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí thông minh.
Poodle là giống chó hiếu động, chúng không thể chịu được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, do đó khi chăm sóc Poodle trong khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, các “con sen” nên lưu ý:
Poodle rất dễ mắc các bệnh về hô hấp vào mùa đông, vì vậy khi trở lạnh nên cho bé mặc ấm, hạn chế ra ngoài tiếp xúc với gió lạnh. Tuy nhiên, cũng không nên để chúng ở trong nhà quá lâu, vì sẽ làm Poodle nhút nhát, sợ người và phát sinh nhiều tật xấu khác.
Poodle sở hữu bộ lông phát triển khá tốt, chúng xoăn và phát triển liên tục. Tuy nhiên, chúng lại không rụng lông nhiều, nên rất dễ bị vướng và rối lại thành các nút rối. Lúc này cần các “con sen” chải lông thường xuyên cho chúng.
Ngoài ra, nên cho Poodle tỉa lông mỗi tháng 1 lần để lông không mọc quá dài làm rối lông. Bạn có thể học tỉa lông Poodle thông qua internet hoặc mang thú cưng đến các spa dành cho thú cưng để tạo kiểu cho lông trông sành điệu và gọn gàng hơn.
Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle, nên dùng các loại sữa tắm chuyên dùng cho chó lông xù để vừa khử mùi lông, vừa giúp lông mềm mượt, bớt rối sau mỗi lần tắm. Đặc biệt không sử dụng dầu gội cho người để tắm cho Poodle vì da của chúng rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
Vì Poodle dễ bị lạnh, nên thao tác tắm cần tiến hành nhanh chóng. Sau khi tắm xong phải đảm bảo xả sạch với nước và sấy khô lông hoàn toàn. Nếu còn bất kỳ nước hay xà phòng dưới da, thì Poodle dễ bị ngứa, viêm da và hôi lông.
Khi nuôi Poodle, nên thường xuyên tỉa bớt lông tai để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai và hạn chế mùi hôi. Khi phát hiện tai của Poodle có mùi bất thường, cần phải đưa bé đến các cơ sở thú y để kiểm tra ngay.
Ngoài ra, giống chó lông xù nhỏ như Poodle thường dễ mắc nhiều vấn đề về răng miệng. Do đó, khi nuôi Poodle cần thường xuyên cho cún đánh răng bằng kem đánh răng trẻ em, hoặc kem đánh răng chuyên dụng cho thú cưng để hạn chế mùi hôi miệng.
Poodle là giống chó thông minh, việc huấn luyện Poodle không quá khó khăn và bạn có thể dễ dàng dạy dỗ Poodle thực hiện một số việc cơ bản tại nhà. Một số mệnh lệnh cơ bản mà Poodle có thể học nhanh chóng như đứng lên, ngồi xuống, nhận biết tên, bắt tay, nằm, lăn, đi ra, đi vào.
Biện pháp đơn giản nhất để huấn luyện Poodle chính là tạo động lực cho chúng. Sau khi Poodle thực hiện xong bất kỳ nhiệm vụ nào dù là đơn giản nhất, cũng nên vuốt ve khen ngợi và cho đồ ăn. Sau một vài lần làm quen chúng sẽ dễ dàng thực hiện theo đúng mệnh lệnh đã giao.
Bên cạnh đó, Poodle cũng rất giàu năng lượng và chúng sợ cô đơn. Kinh nghiệm nuôi chó Poodle để chúng luôn khỏe mạnh chính là nên dành thời gian chơi với chúng mỗi ngày để chúng giải phóng năng lượng và hạn chế bệnh trầm cảm. Nếu không có thời gian, nên mua một số đồ chơi nhỏ để chúng có thể tự chơi 1 mình.
Tùy theo mục đích và sở thích của mỗi người mà nên chọn giống Poodle đực hay cái để làm bạn. Nếu bạn chỉ muốn nuôi Poodle với mục đích làm bạn, nuôi làm cảnh thì nên chọn Poodle đực. Vì những chú Poodle đực thường có vẻ ngoài ưa nhìn hơn.
Tuy nhiên, xét về tính cách thì Poodle cái thường trầm tĩnh và thông minh hơn. Poodle cái có thể sống từ 5 năm trở lên nếu không có vấn đề về sức khỏe quá lớn. Đồng thời, giá mua Poodle đực và cái cũng sẽ có sự chênh lệch, tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn giống phù hợp.
Bên cạnh một số vật dụng cần thiết phải có khi nuôi thú cưng tại nhà như chuồng nuôi, bát ăn, thức ăn dinh dưỡng,… khi nuôi chó Poodle cần những gì khác không?
Nhìn chung, để Poodle luôn vui tươi và sống lâu dài với mình, việc giữ vệ sinh và vui chơi là vô cùng quan trọng. Chợ Tốt hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi chó Poodle đúng cách để bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và xinh đẹp mỗi ngày.
Bình luận