Mục lục
Gà bị tiêu chảy là chứng bệnh cho thấy hệ tiêu hóa của gà đang có vấn đề. Dù không nguy hiểm về tính mạng, nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của gà, đặc biệt là gà con. Vậy tại sao gà bị tiêu chảy nặng? cách chữa gà tiêu chảy là gì? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây!
Gà bị tiêu chảy hay còn gọi là gà bị đi ngoài, là trường hợp gà không thể đi ra phân thành cục, thay vào đó sẽ là dạng nước lỏng, có chút nhớt và đi kèm với các màu như trắng hoặc xanh, đôi khi sẽ có cả màu đỏ do máy bên trong cơ thể gà đi bên ngoài.
Khi gà tiêu chảy thường sẽ có một vài dấu hiệu nhận biết khá rõ rệt sau:
Để có thể chữa trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, tìm hiểu nguyên nhân làm gà bị tiêu chảy là điều quan trọng nhất. Có khá nhiều nguyên nhân làm cho gà tiêu chảy, có thể kể đến như:
Thức ăn chăn nuôi là một những nguyên nhân phổ biến làm cho gà tiêu chảy. Thông thường các loại thức ăn cho gà rất dễ bị hỏng chỉ sau một thời gian ngắn, do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…
Nếu không bảo quản kỹ lưỡng và để ở môi trường bên ngoài một thời gian, các loại thức ăn cho gà rất dễ bị nấm mốc. Các loại nấm mốc này sẽ trực tiếp tác động đến thành ruột của gà, làm giảm độ toàn vẹn của ruột và làm giảm tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng cũng kém hơn.
Bên cạnh đó, chất Ochratoxin tồn tại ở trong các loại nấm mốc cũng góp phần làm tổn thương thận gà. Từ đó, làm giảm đi quá trình bài tiết ở gà.
Mặt khác, việc gà uống nhiều nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Khi gà bị mất cân bằng điện giải, chúng sẽ cố hấp thu các khoáng chất như Magie, Clo, Natri, Kali có trong nước uống hoặc thức ăn. Tuy nhiên, khi việc uống nước quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư thừa và bệnh tiêu chảy.
Bệnh cầu trùng (hay còn gọi là Coccidiosis) là một căn bệnh không hiếm hiện nay. Làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng bệnh tiêu chảy ở gà.
Khi gà không may bị nhiễm cầu trùng, các biểu mô ở ruột sẽ bị tổn thương, protein huyết tương rò rỉ dẫn đến các trực khuẩn Clostridium Perfringens khai thác được dinh dưỡng, từ đó phát đầu sinh trưởng và phát triển mạnh sẽ hơn. Đồng thời, điều này cũng sinh ra nhiều độc tố, dẫn đến bệnh gà viêm ruột tiêu chảy.
Việc gà nhiễm Coccidiosis có thể là do khi tiêm phòng vắc xin cầu trùng sống bị viêm nhiễm, hoặc chỉ là một căn bệnh bộc phát hoàn toàn tự nhiên. Ngoài ra, gà tiêu chảy còn do một số yếu tố sau như stress nhiệt, mật độ gia cầm nuôi chung đàn quá dày.
Ngoài Coccidiosis, gà tiêu chảy cũng do một số virus gây bệnh khác như Campylobacter jejuni, Coronavirus, Escherichia coli, Rotavirus,….
Môi trường sống tác động rất nhiều đến sức khỏe của gà, bởi vì đây là khu vực sinh hoạt hàng ngày, khu vực mà gia cầm tiếp xúc nhiều nhất mỗi ngày. Nếu chuồng trại không được dọn dẹp, vệ sinh đúng cách, có quá nhiều phân gà, các loại chất thải và bụi bẩn, thì các loại mầm bệnh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gà.
Gà mắc các mầm bệnh tiêu chảy có thể là từ thức ăn, nước uống hoặc hô hấp trực tiếp. Do đó, trong môi trường nuôi nhốt, chính là điều kiện lý tưởng để các loại khuẩn lây lan và phát triển.
Ngoài ra, các yếu tố về nhiệt độ, thay đổi khí hậu đột ngột cũng có thể là nguyên nhân làm cho gà tiêu chảy. Đặc biệt là vào các ngày nắng nóng, sức đề kháng của gà sẽ có sự suy giảm do mất nước, sẽ làm cho mầm bệnh phát triển.
Có vẻ sẽ có khá nhiều người thắc mắc rằng tại sao gà lại phải uống thật nhiều nước khi tiêu chảy. Thậm chí đây còn được xem là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết rằng liệu gà có đi ngoài hay không.
Thực tế, việc gà đi ngoài là do hệ tiêu hóa gặp vấn đề, làm cho gà bị rối loạn tiêu hóa. Vào lúc này, chúng thường sẽ vô cùng biếng ăn, thậm chí là bỏ bữa. Tuy nhiên, hầu như phân gà tiêu chảy ra ngoài đều có khá nhiều nước, nên làm cho cơ thể của gà mất nước. Đây chính là lý do tại sao gà lại uống nhiều nước khi tiêu chảy.
Khi gà tiêu chảy hoặc có một vài dấu hiệu cho việc gà tiêu chảy, câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất chính là gà bị tiêu chảy cho uống thuốc gì? Để an toàn, người nuôi nên hỏi trước các loại thuốc có thể dùng cho gà, đặc biệt là gà con, để có sự tư vấn chuyên môn nhất.
Nếu gà đơn giản chỉ bị stress hoặc rối loạn tiêu hóa thì có thể sử dụng một vài thuốc tiêu hóa gia cầm bình thường. Đối với các cá thể gà bị bệnh nhẹ, thì chỉ cần uống đúng thuốc từ 2-3 ngày gà sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.
Bên ngoài phương pháp chữa cho uống thuốc tây y, chúng ta cũng có thể tiến hành chữa bệnh gà tiêu chảy bằng cách dân gian từ thảo dược như:
Tỏi hay búp ổi đều là những thành phần hoàn toàn tự nhiên có tác dụng làm ức chế vi khuẩn đường ruột và tốt cho hệ tiêu hóa.
Để phòng ngừa gà tiêu chảy, khi chăn nuôi cần lưu ý một vài điều sau:
Như Chợ Tốt đã đề cập bên trên, gà bị tiêu chảy không phải là một trường hợp bệnh quá nặng. Nhưng khi chăn nuôi cũng cần thường xuyên quan sát để điều trị sớm nhất có thể. Đừng quên thường xuyên theo dõi sức khỏe để đảm bảo gà khỏe mạnh hoặc phát hiện triệu chứng bệnh càng sớm càng tốt nhé.