Mục lục
Gà bị rù là biểu hiện điển hình của bệnh có tên là Newcastle, một bệnh truyền nhiễm có trên gia cầm nuôi và gia cầm hoang dã. Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh Newcastle vẫn tồn tại trên toàn thế giới. Mỗi năm, bệnh cướp đi sinh mạng của hàng triệu con gà, khiến nhiều trang trại phải tiêu hủy gà bệnh. Chợ Tốt sẽ mang đến cho người chăn nuôi gà những thông tin liên quan đến bệnh qua bài viết dưới đây.
Bệnh gà bị rù có tên gọi quốc tế là bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND). Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm. Bệnh do virus Newcastle (Newcastle Disease virus: NDV) tấn công vào hệ hô hấp và tiêu hóa của gà. Virus gây bệnh còn được biết đến với tên Avian Paramyxovirus type 1 gây ra.
Avian Paramyxovirus type 1 có khả năng gây bệnh trên 240 giống gia cầm khác nhau, trong đó có cả các loài thủy cầm. Con đường lây truyền bệnh dễ dàng và đa dạng.
Phân loại ban đầu của các chủng virus gây bệnh gà rù chia thành 4 nhóm độc lực là:
Trong đó, 3 nhóm độc lực là cao và trung bình được gọi chung là virus Newcastle độc lực (vNDV).
Các nhóm độc lực cao vNDV là nhóm gây bệnh phổ biến trên gia cầm ở các nước châu Á, châu Phi, một số quốc gia Bắc và Nam Mỹ. Vật chủ mang mầm bệnh có thể lây nhiễm sang cá thể gà khỏe mạnh qua những con đường lây nhiễm đa dạng như:
Biểu hiện bên ngoài của bệnh tùy vào mức độ nhiễm bệnh, nhóm độc lực của virus, tuổi đời, sức khỏe miễn dịch của đàn gà. Thời kỳ ủ bệnh của gà thường mất từ 2 – 15 ngày. Theo quá trình quan sát, thời gian ủ bệnh phổ biến nhất từ 5 – 6 ngày.
Tại nước ta, bệnh phát triển mạnh mẽ trong mùa đông và giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân. Đây là thời điểm nhiệt độ trong năm thấp nhất, kết hợp với độ ẩm không khí giao mùa cao là điều kiện thuận lợi để bệnh lan rộng.
Khi gà nhiễm bệnh ở thể độc lực nhẹ sẽ có các triệu chứng thường thấy là:
Khi gà nhiễm bệnh ở thể độc lực cao, bên cạnh các triệu chứng trên, gà sẽ có những biểu hiện nguy hiểm hơn như:
Khi giải phẫu cơ thể gà bị rù sẽ thấy những hiện tượng sau:
Bệnh gà bị rù là một loại bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm trong đàn cao và có thể đạt tới 100% nhiễm bệnh. Khi gà đã phát bệnh, diễn biến của bệnh nhanh, nguy hiểm và tỷ lệ tử vong ở gà cao. Gà nhiễm vNDV có thể chạm ngưỡng tử vong 100% ở đàn gà nhỏ.
Với gà đẻ trứng, sản lượng trứng giảm đi rõ rệt trong quá trình nhiễm bệnh và đang hồi phục. Chất lượng trứng đi xuống với những biểu hiện như hình dạng thay đổi, trứng non, màu lạ, bề mặt vỏ sần, vỏ dễ vỡ.
Khi gà nuôi được chữa trị khỏi vẫn sẽ có những di chứng đi kèm như trọng lượng gà nhẹ, mắt phù nề có thể dẫn tới mù vĩnh viễn. Gà lờ đờ, không được nhanh nhẹn như bình thường.
Gà bị rù phải làm sao để ngăn chặn lây lan tốt nhất? Hiện nay, bệnh gà rù chưa có vacxin điều trị cho gà nhiễm bệnh. Do vậy, công tác phòng bệnh được thực hiện phổ biến hơn cả.
Khi người chủ trang trại nhận thấy gà của mình có những dấu hiệu bị bệnh gà rù cần báo ngay đến cơ quan thú y địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp. Tiến hành tách riêng những cá thể gà nhiễm bệnh sang khu vực càng xa đàn càng tốt. Theo dõi và chăm sóc đàn gà nhiễm bệnh và đàn gà con khỏe mạnh để kịp thời có biện pháp xử lý nếu quy mô bệnh tăng lên.
Chủ trang trại có thể thực hiện chẩn đoán nhóm độc lực mà gà của mình bị nhiễm thông qua mẫu phân lập từ mô hầu họng hoặc âm đạo của gà bệnh. Virus được cấy vào cấy vào trứng gà có phôi SPF (Specific Pathogen Free – Không chứa tác nhân gây bệnh đặc biệt) từ 9 đến 11 ngày tuổi.
Bằng cách này, chủ trang trại có thể có biện pháp tiêu hủy nếu nhiễm độc lực mạnh để tránh lan rộng hoặc nếu gà nhiễm độc lực nhẹ sẽ có cách chữa trị gà bị rù, theo dõi, chăm sóc thích hợp. Với những cá thể gà nhỏ, dưới 20 ngày tuổi nhiễm bệnh nhưng chưa tiêm vacxin thì nên tiêu hủy để tránh phát triển thành đại dịch.
Gà con bị rù cho uống thuốc gì để phòng bệnh? Trên thế giới và Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng vacxin để phòng bệnh Newcastle. Vacxin được sử dụng cho gà ở những độ tuổi sau:
Chuồng trại là vật thể có khả năng ủ và truyền mầm bệnh cao. Do vậy, để tránh gà bị rù, công tác vệ sinh chuồng trại vô cùng quan trọng. Mỗi khi kết thúc một đàn hoặc xử lý xong đàn nhiễm bệnh, người chăn nuôi cần thực hiện các hoạt động sau:
Bên cạnh đó, chuồng nên được thiết kế theo hướng thông thoáng, mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Vào mùa đông nên có cửa, phông bạt để che kín gió lùa hoặc thắp điện cấp nhiệt nếu nhiệt độ quá thấp.
Thức ăn cho gà cần đảm bảo đủ và cân bằng dinh dưỡng. Có chế độ ăn phù hợp sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đủ dưỡng chất để phát triển cơ thể toàn diện. Thức ăn nên cho lượng vừa đủ ở mỗi bữa, tránh lưu cứu trong thời gian dài, tạo cơ hội cho chim, chuột hoang dã, nấm, vi khuẩn tấn công.
Nước uống cho gà có thể bổ sung vitamin cần thiết và được thay thường xuyên. Dụng cụ ăn uống nên được cọ rửa mỗi ngày và sát khuẩn định kỳ.
Chợ Tốt đã mang tới những thông tin chi tiết gà bị rù là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bên ngoài, bệnh tích bên trong, con đường lây nhiễm, cách điều trị và biện pháp phòng tránh. Mong rằng qua bài viết, chủ trang trại sẽ có kiến thức sâu hơn về bệnh Newcastle. Hãy tiếp tục theo dõi Chợ Tốt để biết thêm nhiều bệnh xuất hiện trên gà và thực hiện mua bán gà cảnh, gà giống chất lượng.
Bình luận