Mục lục
Chó nghiệp vụ luôn là giống chó nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người nuôi thú cưng. Đây là những chú chó vừa mang vẻ ngoài lôi cuốn vừa thông minh, dũng mãnh, bên cạnh đó còn hấp dẫn bởi những câu chuyện về sự dũng cảm và trung thành. Chợ Tốt Thú Cưng tìm hiểu rõ hơn về những chú chó nghiệp vụ đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây.
Chó nghiệp vụ đã có mặt từ rất lâu trong lịch sử. Sự xuất hiện của chúng gần như cùng lúc với những cuộc chiến tranh và chúng thường được người Ai Cập, Hy Lạp, Ba Tư, La Mã đưa ra chiến trường. Chúng được giao nhiệm vụ canh gác hoặc chiến đấu trực tiếp như những chiến binh thực thụ.
Trải qua rất nhiều năm, vị thế của chó nghiệp vụ không có nhiều thay đổi, chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang. Những giống chó này còn được huấn luyện để đảm nhận một số nhiệm vụ đặc biệt khác nhờ sự thông minh và nhạy bén của mình.
Tại Việt Nam, chó nghiệp vụ được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực của lực lượng quân đội Việt Nam. Chúng được tuyển chọn và huấn luyện để phát hiện ra các chất ma túy, tiền giả, các hàng hóa cấm. Chó nghiệp vụ trong quân đội phải có chế độ chăm sóc, huấn luyện theo đúng quy định và phải đảm bảo các giấy tờ chứng nhận liên quan.
Tuy nhiên, nhiều người nuôi thú cưng cũng rất hứng thú với các giống chó này. Những giống có đặc tính tốt rất được săn đón để nuôi như thú cưng hoặc người cận vệ trong gia đình.
Chó Becgie là giống chó nghiệp vụ có nguồn gốc từ Đức. Khi mới xuất hiện, chúng được biết đến với công việc chính là dẫn đường và là chó chăn cừu. Sau đó, với sự thông minh, bản lĩnh của mình, những chú chó Becgie được huấn luyện để trở thành cảnh khuyển chuyên nghiệp. Nhiều chuyên gia huấn luyện chó cho biết, chó Becgie Đức có thể nắm bắt được bài học chỉ sau 3 – 4 lần luyện tập.
Không những thế, ngoại hình lý tưởng cũng giúp giống chó này không bao giờ nằm ngoài bảng xếp hạng những giống chó nghiệp vụ tinh nhuệ nhất. Một chú Becgie trưởng thành có thể cao khoảng 60 – 65 cm và nặng từ 25 – 40 kg. Theo đó, một chú chó trưởng thành có thể tấn công thành công một người nặng đến 70 kg.
Nằm trong bảng xếp hạng những giống chó nghiệp vụ tinh nhuệ nhất không thể bỏ qua chó Malinois hay còn gọi là Becgie Bỉ. Giống chó này có ngoại hình trung bình, bộ lông có thể là nâu sẫm, màu rượu, đen và khuôn mặt có màu đen chính là điểm dễ nhận biết của những chú chó này.
Malinois khi trưởng thành sẽ có cân nặng trung bình từ 25 đến 34kg và cao khoảng 56 đến 66cm. Mõm của giống chó này hơi nhọn và dài bằng chiều dài của hộp sọ. Cặp mắt nâu, đôi tai dựng đứng, to rộng và có hình tam giác tạo cảm giác cực tinh nhạy và thông minh. Đôi chân thẳng tắp, nhanh nhẹn là một ưu điểm nữa cho giống chó nghiệp vụ này.
Những chú chó Becgie Bỉ rất hiếu chiến và sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Malinois thường rượt đuổi, chạy quanh hay cắn vào gót chân vô cùng hiếu động. Tuy nhiên, để tận dụng những bản năng của giống chó này cần có người huấn luyện cùng những bài tập đặc biệt dành cho chúng.
Đây là giống chó có xuất xứ từ Canada. Theo tiếng Tây Ban Nha, “Labrador” có nghĩa là “người lao động”. Chó Labrador lần đầu tiên được mang sang Anh vào năm 1800 và được huấn luyện thành những chú chó săn. Ngày nay, Lab cũng góp mặt trong hàng ngũ những giống chó nghiệp vụ phổ biến nhất.
Về ngoại hình, Lab có thân dài, cơ bắp chắc khỏe. Con trưởng thành cao từ 50 – 60cm, cân nặng khoảng 25 – 35kg. Chúng có đầu to, mõm dài vuông, hàm răng rất sắc và chắc, có thể tha những con mồi có kích thước lớn. Mũi thính chính là điểm mạnh của Labrador khi chúng có thể đánh hơi trong khoảng cách hàng trăm mét. Có 3 màu lông phổ biến là đen, socola và vàng, trong đó màu vàng là nhiều nhất.
Chó Cocker Spaniel có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và đến thế kỷ XIX trở nên phổ biến ở Anh và Mỹ. Hiện nay, giống chó này được nuôi rộng rãi và huấn luyện thành chó nghiệp vụ.
Cocker trưởng thành có ngoại hình trung bình, chúng cao khoảng từ 38 – 41 cm và nặng từ 10 – 15 kg. Phần đầu to, tai dài, phần lưng ngắn và thẳng, hông nở, mông căng tròn. Điểm nổi bật của giống chó này là bộ lông rất dày và dài, xoăn ở phần tai cùng sự đa dạng về màu sắc như màu đen, màu kem, màu hung vàng,…
Chó Cocker Spaniel dù xuất thân là giống chó săn nhưng lại rất thân thiện. Chúng năng động, ham học hỏi và rất thích thú với những bài huấn luyện được đưa ra. Mũi to, tai dài nên những chú chó này rất nhạy với những âm thanh xung quanh. Đây chính là những đặc tính rất thích hợp để Cocker trở thành những chú chó nghiệp vụ chuyên nghiệp.
Chó Rottweiler hay Rốt là giống chó nghiệp vụ phổ biến tại Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ Đức và nhanh chóng thu hút những người yêu thích cảnh khuyển bởi những ưu điểm nổi bật của mình. Năm 2013, AKC đã xếp chúng tại vị trí thứ 9 trong số các giống chó được nuôi phổ biến nhất tại Mỹ.
Chó Rottweiler có ngoại hình thích hợp để trở thành chó nghiệp vụ chuyên nghiệp. Chúng có thể nặng đến 65 kg và sở hữu chiều cao lý tưởng là 70 cm khi trưởng thành. Đầu Rottweiler to, trán tròn, tai hình tam giác. Hàm răng sắc bén, răng cửa hàm trên gối lên hàm dưới. Thân dài, lưng thẳng, chân to và rất khỏe. Đen và nâu chính là màu lông phổ biến của chúng.
Rốt là những chú chó thông minh, mạnh mẽ, dũng cảm, hiếu chiến nhưng cũng rất điềm tĩnh, khả năng chịu đựng cao. Song, nếu sự huấn luyện quá khắc nghiệt, bị quát mắng thường xuyên sẽ khiến chúng trở nên dữ tợn hơn. Hãy dùng cả tình yêu thương của bạn trong quá trình huấn luyện, bạn sẽ nhận được kết quả tốt đẹp nhất.
Để chó nghiệp vụ có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cần trang bị cho chúng một môi trường sống thật thuận lợi. Nên cho chúng ở những nơi thông thoáng, đủ ánh sáng, oxy, tránh nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, bạn nên đưa chú cún của mình đi kiểm tra thể chất và tình trạng sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe và tránh những bệnh gây hại.
So với những chú chó thông thường, chó nghiệp vụ đòi hỏi cao hơn về chế độ ăn uống. Bạn không nên cho chó ăn quá ít hay quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, sức khỏe của chúng. Đặc biệt, việc tăng cân làm giảm đi nhiều sự nhanh nhẹn cần thiết cho đặc tính công việc.
Tùy vào từng độ tuổi, chế độ ăn uống sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, rau xanh, trứng, sữa và các loại vitamin cần thiết khác. Để vừa cung cấp đủ dưỡng chất mà chó cảnh khuyển không bị tăng cân ngoài ý muốn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho chúng.
Để huấn luyện chó nghiệp vụ là điều không đơn giản. Công việc này đòi hỏi người huấn luyện không chỉ có những kiến thức cơ bản mà còn sự kiên trì, nhẫn nại, đôi lúc là cả sự yêu thương dành cho cảnh khuyển của mình. Việc huấn luyện nên bắt đầu từ những bài tập đơn giản và tăng dần cấp độ theo thời gian. Điều này sẽ giúp hình thành bên trong chú chó những phản xạ có điều kiện và trở thành những sở trường của mình.
Chó nghiệp vụ có những tiêu chuẩn rất cao, chúng phải có sức chịu đựng với những điều kiện khắc nghiệt nhất. Chính vì thế, bạn nên tạo ra những sức ép nhất định với chúng. Nhiều huấn luyện viên chuyên nghiệp luôn áp dụng đồng thời cả 4 phương pháp huấn luyện gồm khuyến khích, cưỡng chế, kết hợp khuyến khích và cưỡng chế, phương pháp bắt chước vào từng bài tập, từng thời điểm khác nhau để mang đến thành quả tốt nhất.
Một điều đáng lưu ý là độ tuổi của chó để bắt đầu những bài huấn luyện. Hầu hết các giống chó nghiệp vụ nói riêng hay động vật nói chung thì khi còn nhỏ chính là thời điểm thích hợp nhất. 4 đến 7 tháng là độ tuổi thích hợp để cho chú chó của bạn làm quen với những bài tập, hình thành cho chúng những thói quen và trở thành thế mạnh theo thời gian.
Đặc tính chung của chó nghiệp vụ chính là hành động theo hiệu lệnh. Mọi động thái của chúng bắt buộc phải được sự ra hiệu từ chủ nhân của mình. Để đạt đến điều này, chó phải được huấn luyện theo thời gian dài và được duy trì. Đặc biệt, với những chú chó được huấn luyện tại trung tâm thì sau thời gian trở về nhà, những bài tập cần tiếp tục để chúng không bị quên mất.
Chó nghiệp vụ có mức giá bán khác nhau tùy vào đặc điểm về ngoại hình, độ tuổi và giống loài. Những chú chó thuần chủng, có gia phả tốt và đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc sẽ có giá bán cao hơn.
Theo tổng hợp từ thị trường, một bé chó nghiệp vụ chuẩn có giá từ 4 triệu với những bé sinh sản trong nước. Các chú chó nhập khẩu với đầy đủ giấy tờ giá thành có thể lên tới trên 20 triệu. Những bé chó có giá chỉ từ vài trăm nghìn thường là chó lai, có thể không đảm bảo được hệ gen từ bố mẹ chúng.
Một điểm cần lưu ý để bạn có thể chọn cho mình một chú chó phù hợp và xứng đáng với số tiền bỏ ra là hãy chọn mua chúng tại những cơ sở mua bán uy tín, chất lượng.
Chó nghiệp vụ đang nhận được săn đón của rất nhiều người. Bạn có thể tìm mua những giống chó này tại những cửa hàng kinh doanh thú nuôi trên thị trường. Tại đây, bạn có thể lựa chọn cho mình chú cún theo sở thích và khả năng tài chính của bản thân.
Ngoài ra, việc mua bán chó nghiệp vụ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn tại các trang mua bán thú cưng điện tử. Tuy nhiên, bạn cần có những lưu ý nhất định như đến tận nơi kiểm tra tình trạng sức khỏe của chó, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc cần thiết trước khi mua.
Nếu bạn cần tìm mua cho mình một chú chó nghiệp vụ khoẻ mạnh, giá tốt thì Chợ Tốt Thú Cưng chính là gợi ý phù hợp dành cho bạn. Không chỉ vậy những người đang có nhu cầu bán bé cún mình đang sở hữu cũng có thể giao dịch thuận tiện hơn tại Chợ Tốt. Chợ Tốt là nơi mua bán chó cảnh giá rẻ uy tín kết nối người mua và người bán một cách dễ dàng.
Trên đây là những thông tin về chó nghiệp vụ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn ích cho bạn trong việc tìm kiếm và nuôi dưỡng một anh bạn 4 chân thông minh và trung thành. Nếu bạn đang có dự định nuôi chó nghiệp vụ, hãy trang bị cho mình những kiến thức nhất định và tình yêu thương dành cho chúng nhé!