Mục lục
Chip đồ họa điện thoại là gì và có công dụng thế nào trong những hoạt động của điện thoại? Nếu bạn đang cần tìm hiểu về phần cứng điện thoại cũng như chip xử lý đồ họa trên điện thoại thì hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau. Chợ Tốt sẽ mang đến bạn một vài thông tin hữu ích về bộ phận đồ họa này.
Chip đồ họa hay còn gọi là GPU (Graphics Processing Unit – hệ thống xử lý đồ họa) là một bộ phận của SoC (bộ vi xử lý trung tâm) đảm nhiệm vai trò xử lý hình ảnh để xuất ra màn hình điện thoại. Trong SoC, CPU và GPU là hai thành phần xử lý hầu hết hoạt động của điện thoại.
Khác với máy tính, GPU trên điện thoại là một thành phần được đính cố định vào chip xử lý. Vì thế, CPU sẽ luôn đi cùng với một loại GPU nhất định. Đơn cử như CPU Snapdragon 845 chắc chắn sẽ luôn đi kèm với GPU Adreno 630. Tuy nhiên, cùng một loại GPU có thể được sử dụng trên nhiều loại CPU khác nhau. Ví dụ như Snapdragon 625 và Snapdragon 626 đều sử dụng Adreno 506.
Chính vì thế khi lựa chọn điện thoại, mọi người sẽ thường chỉ quan tâm đến CPU và những thông số liên quan đến CPU mà quên mất GPU. Trong thực tế, nếu GPU không đáp ứng đủ khả năng xử lý hình ảnh thì điện thoại sẽ vẫn bị chậm và giật lag cho dù CPU có hoạt động tốt hay không.
Chơi game chính là một trong những công dụng đầu tiên của chip đồ họa điện thoại. So với GPU của máy tính, chip đồ họa trên điện thoại lại nghiêng về phần phục vụ giải trí của người dùng hơn là làm việc.
Đồ họa của những game trên điện thoại ngày càng đẹp mắt và nặng nề, từ đó càng có sự đòi hỏi về khả năng phục vụ của GPU. Trong cài đặt của trò chơi, GPU và CPU đủ mạnh sẽ giúp điện thoại:
Không đơn thuần chỉ phục vụ chức năng, ứng dụng điện thoại còn phải đẹp mắt và thu hút người dùng. Chúng ta có thể kể đến Youtube, Facebook, Tiktok hay phần lớn ứng dụng mạng xã hội được sử dụng hằng ngày hiện nay. Đây đều là những ứng dụng rất cần sự hỗ trợ xử lý của GPU để đưa hình ảnh và video đến người dùng.
Với nhu cầu chỉnh sửa ảnh hoặc video trên điện thoại, GPU cũng là một thành phần hỗ trợ đắc lực không thể thiếu. Chất lượng ảnh chỉnh sửa phụ thuộc vào khả năng hoạt động của GPU. Nếu bạn muốn xuất video hoặc hình ảnh dưới dạng 4K thì GPU sẽ phải gánh một khối lượng công việc tương đối đáng kể.
GPU thật sự có thể giúp điện thoại trở nên mượt mà hơn nếu bạn biết cách tùy chỉnh sâu. Đối với hầu hết điện thoại Android hiện nay, GPU thường chỉ được thiết đặt để xử lý hình ảnh hoặc đồ họa dạng 3D hoặc đồ họa nặng. Vì thế, hầu hết phần 2D được xử lý thông thường sẽ do những ứng dụng khác đảm nhiệm để tiết kiệm pin cho điện thoại.
Thay vào đó, bạn có thể chỉ định GPU xử lý mọi tác vụ hình ảnh để điện thoại trở nên mượt mà hơn. Hiển nhiên, bạn phải sở hữu một chiếc GPU đủ mạnh và chấp nhận việc điện thoại sẽ trở nên nóng hơn cũng như hao pin hơn. Cách làm:
Trên thị trường hiện nay không có quá nhiều thương hiệu cung cấp chip đồ họa điện thoại. Thông thường, những nhà sản xuất CPU điện thoại sẽ liên kết với một bên thứ ba chuyên về GPU để kết hợp thành một SoC. Ngoại trừ Apple tự sản xuất GPU cho dòng CPU Bionic và Qualcomm mua lại công nghệ sản xuất GPU Adreno của AMD. Chúng ta có thể điểm qua một số dòng GPU thịnh hành như sau.
Qualcomm là thương hiệu cung cấp chip đồ họa điện thoại xuất hiện từ khá sớm với dòng Adreno đình đám. Ở giai đoạn đầu bùng nổ của những chiếc smartphone, Adreno thường được tích hợp trong những chiếc điện thoại flagship với cấu hình cao cấp. Sau khi MediaTek cùng Mali gia nhập thị trường gia nhập thị trường giá rẻ, Qualcomm mới dần tung những dòng Adreno tầm trung đến thị trường.
Adreno ban đầu là một sản phẩm của ATI Technologies với cái tên Imageon. Sau đó, ATI được AMD mua lại và đổi tên Imageon thành Adreno. Kể từ 2006, AMD lại tiếp tục bán công nghệ và bản quyền thiết kế của Adreno cho Qualcomm. Từ đó, Qualcomm mới chính thức nắm giữ bộ đôi CPU Snapdragon và GPU Adreno chất lượng.
GPU Mali của thương hiệu ARM được sử dụng khá nhiều trên những chip CPU MediaTek và Exynos của Samsung. Xuất thân cùng thời với Adreno, sự kết hợp giữa Mali và MediaTek đã tạo thành một đối trọng cực kỳ lớn trong thị trường chip bán dẫn thời điểm bấy giờ. Điểm mạnh của Mali đó chính là giá thành rẻ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
PowerVR của Imagination Technologies cũng là một trong những GPU có tiếng tăm trên thị trường chip bán dẫn. Thương hiệu này không trực tiếp sản xuất mà chỉ bán lại thiết kế và bản quyền công nghệ. PowerVR là sự lựa chọn ưa thích của MediaTek, Samsung và cả CPU của Apple từ thế hệ A10 Fusion trở về trước.
Chúng ta có thể hiểu rõ những bộ vi xử lý trên những chiếc điện thoại iPhone là mạnh mẽ đến mức nào. Đó là dòng CPU Bionic đình đám với hiệu năng đủ để đánh bại bất kỳ đối thủ nào trong tầm giá.
Kể từ thế hệ chip thứ 11 (A11 Bionic kế nhiệm A10 Fusion), Apple đã chuyển sang dùng một loại GPU chuyên biệt của hãng. Dường như không có quá nhiều công bố cũng như tên gọi chính thức của dòng GPU này đến từ Apple. Những thông số xoay quanh GPU của CPU Bionic cho đến ngày nay hiện vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, người dùng có thể tin tưởng rằng GPU này có hiệu năng rất mạnh.
Xclipse 920 là dòng GPU cao cấp được tích hợp trên những chiếc điện thoại Samsung chạy chip Exynos 2200 như S22 Ultra. Sự kết hợp này giữa Samsung và AMD nhằm để tạo nên sự cạnh tranh với Snapdragon 8 Gen 1 của Qualcomm và Dimensity 9000 của MediaTek.
Trong thực tế, Samsung sử dụng rất nhiều loại chipset dành cho điện thoại của mình. Chúng ta có thể bắt gặp một chiếc điện thoại Samsung chạy chip Exynos “cây nhà lá vườn”, một chiếc Samsung xách tay chạy Snapdragon hay thậm chí là MediaTek. Trước Xclipse 920, những CPU Exynos của Samsung thường chỉ sử dụng GPU Mali của ARM.
Chip đồ họa điện thoại là một thành phần xử lý cực kỳ quan trọng trong bất cứ thiết bị nào. Qua bài viết trên, Chợ Tốt hy vọng bạn đã tìm được những thông tin mà mình mong muốn.