Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn và một số lưu ý khi làm chuồng nuôi cút

Tham gia từ: 5 years trước

02/01/2023

Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn là vấn đề mà những người đang có ý định nuôi chim cút quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ cách làm chuồng để nuôi chim cút và những lưu ý bạn cần biết khi thực hiện đóng chuồng chim cút.

Lựa chọn không gian nuôi chim cút và không gian đặt chuồng nuôi

Trước khi thực hiện việc làm chuồng để nuôi chim cút, bạn cần xác định trước không gian để nuôi chim cút để xác định vị trí đặt chuồng chim phù hợp. Nếu có không gian rộng như vườn nhà, người nuôi nên thiết kế và chọn vị trí đặt chuồng chim ở hướng đông để tránh gió lùa vào cũng như đón nắng tốt.

Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn
Chọn vị trí đặt chuồng là việc rất quan trọng khi nuôi cút thả vườn

Là loài chim ưa khô nên vị trí đặt chuồng nuôi chim cút cần phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh đặt chuồng ở nơi ẩm thấp sẽ làm tăng khả năng sinh bệnh và lây nhiễm bệnh cho đàn chim cút.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến một số yếu tố khác khi chọn vị trí đặt chuồng nuôi cút như khói bụi, tiếng ồn,… cần đặt chuồng tránh xa những khu vực này và những khu vực có nhiều hóa chất công nghiệp.

Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn

Tham khảo cách làm chuồng nuôi cút thả vườn, chúng ta đến với các bộ phận cụ thể của chuồng nuôi cút.

Đặc điểm của lồng nuôi chim cút

Nuôi chim cút công nghiệp là mô hình nuôi cút phổ biến nhất hiện nay. 

Hiện nay, đối với mô hình nuôi cút công nghiệp thì lồng nuôi có một số đặc điểm chung như sau:

  • Chất liệu làm lồng: Khung của lồng nuôi chim cút thường được làm bằng thép và dùng lưới thép mạ kẽm vây xung quanh. Sử dụng chất liệu này có ưu điểm hạn chế rỉ sét tốt. Nên tránh làm chuồng bằng gỗ bởi chuồng gỗ dễ bị mối mọt theo thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe chim cút.
  • Cấu tạo của lồng chim cút: Để chống chuột cũng như giúp chim cút dễ di chuyển, lưới thép nên chọn loại có mắt lưới nhỏ. Để tiết kiệm diện tích và tăng số lượng chim cút nuôi, lồng chim thường được thiết kế thành nhiều tầng.
chuồng nuôi chim cút thả vườn
Lồng cút thường có nhiều tầng để tiết kiệm diện tích
  • Lót một tấm vải mềm hoặc các vật liệu mềm khác trên nóc lồng để hạn chế những tổn thương có thể xảy ra khi chim cút bay nhảy. 
  • Để tạo không gian cao ráo và tránh các động vật gây hại, lồng nuôi chim cút thường có thêm chân cao 50cm.
  • Lồng nuôi chim cút được lắp ghép và có tính linh động cao, dễ dàng tháo lắp và di chuyển.

Các loại lồng nuôi chim cút

Trong cách làm chuồng nuôi cút tại nhà hay thả vườn, cần nắm được những loại lồng của chuồng nuôi cút phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể là:

Lồng úm: Là nơi mà chim cút non dưới 10 ngày tuổi sinh sống. Lồng úm có kích thước đa dạng, được thiết kế tùy vào diện tích nuôi chim cút. Trung bình, 1 lồng úm thường có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là: 1,5m x 1m x 0,5m.

Lồng úm có khung làm từ thép và được vây quanh bằng lưới thép mạ kẽm có độ dày khoảng 2,5mm với các ô vuông trên lưới có kích thước là 0,8cm x 0,8cm. Bố trí thêm các bóng đèn sưởi cho lồng úm để duy trì nhiệt độ trong lồng phù hợp với thân nhiệt của chim non. Thông thường 1 lồng úm chứa được khoảng 200 con chim cút non.

Lồng hậu bị: Loại lồng này được sử dụng dành cho chim cút từ 11 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi. Lồng hậu bị được làm từ vật liệu và có kích thước tương tự lồng úm nhưng có nhiệt độ sưởi và thời gian sưởi giảm so với lồng úm. Lồng hậu bị thường được nuôi chim cút với mật độ khoảng từ 100 đến 120 con.

Lồng cút đẻ: Đây là loại lồng phục vụ cho giai đoạn quan trọng nhất của người nuôi chim cút. Kích thước của lồng cút đẻ thường là 1m x 1,5m x 0,5m và sử dụng chất liệu làm lồng giống như các loại lồng ở trên.

Điểm khác biệt của lồng cút đẻ so với 2 loại lồng còn lại là ở phần đáy lồng. Đáy lồng cút để được làm với độ dốc khoảng từ 3 đến 50 độ để cho trứng sau khi chim đẻ sẽ lăn xuống máng hứng. Số lượng chim cút nuôi trong lồng đẻ thường dao động từ 25 đến 30 con.

Hiện nay, có khá nhiều nơi bán các loại lồng chim cút. Bạn chỉ cần bỏ từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng là đã có thể sở hữu một chiếc lồng cút chất lượng. Hoặc bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế và mua vật liệu về tham khảo cách làm chuồng nuôi cút tại nhà để làm lồng cút theo ý muốn của mình.

Mái che chuồng nuôi cút

Mái che của chuồng nuôi cút có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, loại vật liệu được khuyến khích sử dụng nhất là tôn lạnh hoặc ngói. Hai vật liệu này có ưu điểm tránh nóng, che mưa hiệu quả, có độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài.

Các vật dụng đính kèm chuồng nuôi cút

Chuồng nuôi cút còn đính kèm các vật dụng khác mà bạn cần biết để làm, cụ thể là:

Máng đựng thức ăn: Máng đựng thức ăn thường được gắn ở bên ngoài lồng chim đối với lồng nuôi chim trưởng thành, và thường được đặt bên trong lồng úm khi nuôi chim non. Kích thước dài x rộng x cao của máng thức ăn thường là 50cm x 5cm x 2cm. Trên mặt máng được bố trí thêm lưới che để tránh tình trạng chim ăn làm vương vãi thức ăn ra ngoài.

Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn
Máng đựng thức ăn thường được gắn bên ngoài lồng cút

Máng đựng nước uống thường được đặt ngay bên cạnh máng đựng thức ăn. Kích thước của máng đựng nước thường là 50cm dài, 5cm rộng và 4cm cao. Vật liệu nên lựa chọn để làm máng đựng thức ăn và nước uống là các loại vật liệu dẻo và an toàn, tránh làm tổn thương chim cút.

Máng hứng trứng: Máng hứng trứng là loại vật dụng chỉ có ở mô hình nuôi chim cút. Người ta thường nuôi chim cút với số lượng lớn, vào độ tuổi sinh sản, đẻ trứng thì cút cái để 1 trứng mỗi ngày. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho việc thu gom trứng thủ công.

Vị trí của máng hứng trứng là nằm ở bên ngoài lồng chim cút đẻ, được đặt ở phần chân dốc của đáy lồng chim. Kích thước của máng hứng trứng có chiều dài bằng với đáy lồng, cụ thể dài x rộng x cao lần lượt là 5cm x 3cm x 1,5cm. Ở máng hứng trứng lót thêm vài lớp vải để hạn chế trường hợp trứng rơi xuống bị nứt hoặc vỡ.

>>> Xem thêm các giống chim cút và thú cưng khác tại Chợ Tốt Thú Cưng

5.900.000 đ
12 phút trước Quận Bình Tân
80.000 đ
15 phút trước Thành phố Thủ Đức
500.000 đ
19 phút trước Huyện Củ Chi
65.000 đ
21 phút trước Thành phố Thủ Đức
6.300.000 đ
21 phút trước Quận Bình Tân

Một số lưu ý khi làm chuồng nuôi cút thả vườn

Dưới đây là một số lưu ý khi tham khảo cách làm chuồng chim cút và tự làm chuồng cút:

  • Cần điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cút ổn định và thích hợp với thân nhiệt của chim cút. Không nên để nhiệt độ trong chuồng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của chim cút. Từ đó làm giảm chất lượng thịt, giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và chất lượng trứng cút.
  • Cần giữ cho môi trường phía bên trong của chuồng nuôi thông thoáng, vệ sinh trong chuồng thường xuyên, hạn chế sự tích tụ khí độc sinh ra từ chất thải của chim cút.
Cách làm chuồng nuôi cút thả vườn
Cần vệ sinh chuồng nuôi cút thường xuyên
  • Vị trí đặt chuồng nuôi cần ở nơi cao ráo, tránh những nơi ẩm thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho chim. Lựa chọn nơi yên tĩnh để đặt chuồng còn giúp tránh các loài động vật gây hại.
  • Cần vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi chim cút thường xuyên.

Trên đây là hướng dẫn về cách làm chuồng nuôi cút thả vườn và một số lưu ý khi làm chuồng cút bạn cần biết. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể làm được cho mình những chiếc chuồng nuôi cút ưng ý. Nếu bạn có nhu cầu mua chim cảnh, có thể tham khảo website mua bán chim cảnh của Chợ Tốt.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm