Mục lục
Cách dạy chó bắt tay là một trong những bài tập huấn luyện chó cơ bản, vừa giúp “cún yêu” của bạn nghe lời và giúp gắn kết thêm tình cảm “chủ – chó”. Vậy, bạn nên dạy chó bắt tay như thế nào mới hiệu quả? Bạn nên làm gì khi chó không nghe theo hiệu lệnh? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật các bí kíp huấn luyện này.
Không phải tự dưng mà bạn yêu cầu bắt tay thì chú cún nhà bạn có thể “găm gấp” nghe lệnh và tuân theo. Ngược lại, người chủ phải nhẫn nại hướng dẫn chó thực hiện các động tác, hiệu lệnh làm quen ban đầu. Do đó, bạn cần hướng dẫn chó các động tác cơ bản sau:
Phần thưởng luôn là phần không thể thiếu khi huấn luyện các chú bắt tay. Đây là cách để chủ nhân khen ngợi và động viên “cún cưng” của mình. Đồng thời giúp cún biết nghe lời hơn.
Bạn hãy chọn loại thức ăn yêu thích của chúng để làm phần thưởng. Điều này sẽ dễ thu hút được sự chú ý của chúng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chuẩn bị một lượng thức ăn nhỏ, không cho ăn quá nhiều. Vì mục đích của bạn là huấn luyện chó bắt tay chứ không phải cho ăn.
Các chó chỉ có thể bắt tay khi ngồi, bởi khi đó, chúng mới có thể giữ được thăng bằng. Vì vậy, bạn cần nên huấn luyện bài tập ngồi là trên hết. Để đơn giản hóa, người chủ hãy sử dụng thức ăn để làm “mồi nhử”.
Đầu tiên, bạn hãy dùng thức ăn để thu hút sự chú ý của các “hao thiên khuyển”, nhưng đừng để chúng ăn mất. Sau đó, bạn hãy từ đưa lên cao, đưa lên một cách chậm rãi, sao cho chó vẫn chăm chú vào thức ăn. Bạn không nên đưa lên một cách đột ngột vì dễ khiến chó mất chú ý.
Khi thức ăn được đưa lên cao hơn đầu của chúng, các chú chó sẽ tự động ngửa cổ lên và ngồi xuống. Như vậy, bạn đã có thể dạy ngồi cho chó thành công. Bạn hãy lặp lại nhiều lần để chó quen với động tác này. Tuy nhiên, bạn không nên thưởng thức ăn cho chó ngay bây giờ. Vì điều này rất dễ khiến chúng hiểu lầm là bạn muốn chúng ngồi và cho ăn.
Đây là bài tập nâng cao hơn, khi bạn kết hợp thêm với các hiệu lệnh “ngồi yên”, “ngồi xuống”, để chó làm theo. Lưu ý, bạn vẫn dùng thức ăn làm mồi nhử và lặp lại mệnh lệnh nhiều lần để chúng có thể làm quen.
Sau khi chó cưng đã học được cách ngồi, bạn cũng ngồi xuống theo chúng, để dạy cách bắt tay. Lúc này, bạn có thể lần lượt áp dụng các cách huấn luyện chó bắt tay sau, tùy theo khả năng của chúng tôi.
Bạn vẫn giữ chặt đồ ăn trong tay. Bạn có thể nắm tay lại và hơi hé một chút để chó nhìn thấy. Hoặc bạn giữ chặt đồ ăn giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ, sao cho chó không thể lấy ăn được.
Sau đó, bạn hãy đưa thức ăn đến gần mũi của chó, rồi rồi từ đưa ra xa hướng về phía bạn. Khi đó, chó muốn ăn sẽ phải đưa chân lên khều tay bạn. Lúc này, bạn có thể chêm thêm các mệnh lệnh “Tay”, “Giơ tay lên”. Bạn hãy nhẫn nại và chờ đợi. Chú chó nhà bạn sẽ nhanh chóng giơ một chân lên chạm tay bạn.
Khi chó đã giơ tay lên, bạn hãy nắm nhẹ lấy tay chúng, lắc lắc nhẹ như thể đang bắt tay. Đồng thời, bạn cũng đừng quên khen ngợi “cún cưng” của mình, sẽ giúp chúng cảm thấy vui vẻ hơn. Cuối cùng là thưởng đồ ăn cho chúng. Mỗi ngày, bạn cứ kiên trì huấn luyện như vậy 3 – 4 lần, thì chú chó sẽ nhanh chóng hiểu ra ám hiệu của chủ nhân và biết cách bắt tay.
Đây là bài tập nâng cao hơn và không phải chú con nào cũng làm được. Bạn chỉ nên áp dụng cách huấn luyện này đối với những chú chó đã nhận thức được các mệnh lệnh của chủ nhân. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn cần thêm câu lệnh khi dạy chó ngồi hoặc bắt tay cơ bản.
Ban đầu, bạn cũng hãy nắm lại để đánh lừa chúng rằng trong tay bạn đang có đồ ăn. Khi đó, chúng sẽ tự động đưa tay lên khều tay bạn như một thói quen. Bạn hãy nắm lấy tay chúng, lắc lắc tay, xoa đầu chúng và không ngừng khen ngợi.
Lâu dần, bạn chỉ xòe bàn tay ra mặt và nói “bắt tay, bắt tay”. Bạn hãy chờ đợi để chú chó nhận thức được mệnh lệnh. Như một thói quen, chúng sẽ giơ tay lên khều tay bạn như khi huấn luyện bằng đồ ăn. Nếu chú chó vẫn không hiểu, bạn có thể từ từ nắm chân của chúng đặt lên tay bạn một cách nhẹ nhàng và kèm theo lời khen ngợi cùng mệnh lệnh “bắt tay”.
Bạn cần phải hết sức kiên trì, nhẫn nại và lặp lại bài tập này hằng ngày, để sớm đạt được hiệu quả cao. Với cách huấn luyện chó bắt tay này, chúng sẽ nhanh chóng hiểu được mong muốn của bạn và chủ động giơ tay lên bắt mỗi khi thấy bạn xòe tay ra.
Sau khi chó đã học được cách bắt một tay, bạn hãy dạy chúng cách bắt tay còn lại. Các bài tập cũng tương tự như trên, nhưng bạn có thể đổi tay cầm thức ăn của mình, đổi vị trí của thức ăn và đổi cả khẩu lệnh.
Tốt nhất, bạn nên xây dựng những khẩu lệnh khác nhau cho cả hai tay. Khi đó, chỉ cần bạn hô lệnh khẩu lệnh tương ứng, chó sẽ biết mình nên dùng chân nào để bắt tay với chủ nhân.
Trong những lần luyện tập, chắc chắn, hầu như các chú chó đều không hiểu được ý muốn của chủ nhân và dễ làm sai. Tuy nhiên, bạn đừng nên bỏ cuộc, mà cũng cần biểu thị cho chúng biết là chúng đã không làm đúng yêu cầu.
Chẳng hạn như, bạn muốn chúng giơ tay, nhưng chúng lại liếm tay của bạn. Gặp trường hợp này, bạn hãy giả bộ phớt lờ chúng, không xoa đầu, khen ngợi chúng như trước nữa. Điều này sẽ giúp chúng ngầm hiểu được rằng mình đã làm sai mệnh lệnh.
Hoặc chúng không chịu giơ chân lên, bạn hãy giúp các “cún cưng” của một mình tay, bằng cách bạn hãy chủ động xòe bàn tay ra, nắm lấy một chân của chúng, từ từ giơ lên cao và thực hiện hành động bắt tay. Cứ như vậy, chó sẽ nhanh chóng hiểu được rằng bạn đang muốn bắt tay với chúng mỗi khi giơ tay ra.
Đây cũng chính là những hướng dẫn quan trọng cần nhớ trong cách dạy chó con bắt tay. Bởi các cún con thường rất nghịch ngợm và chưa hiểu được “tâm tư” của chủ nhân. Bạn hãy thực hiện các hành động ngay từ khi chúng còn bé, để tập quen dần.
Dạy bắt tay là bài huấn luyện đầu tiên mà các chủ nhân luôn muốn chó của mình thực hiện một cách thành thạo. Tuy nhiên, để chúng có thể sớm học được kỹ năng này, bạn cũng cần phải ghi nhớ các lưu ý sau:
Hãy kiên trì: Kiên trì, nhẫn nại chính là điều kiện cần và đủ để bạn có thể huấn luyện chó thành công. Những chú cún dù rất ngoan, nhưng chúng sẽ không thể được mệnh lệnh, mong muốn của chủ nhân ngay lập tức. Mà bạn cần phải thời gian hướng dẫn, dạy dỗ để chúng có thể nhận biết được. Vì vậy, bạn đừng vội bỏ cuộc khi các “cún yêu” không làm theo.
Hãy luôn động viên, khen ngợi chúng: Lời khen ngợi, động viên luôn mang động lực cho con người ta và kể cả động vật. Do đó, bạn hãy thường xuyên cổ vũ, khích lệ chúng trong quá trình luyện tập. Khi chúng bắt tay thành công, thì hãy khen ngợi, xoa đầu, âu yếm, thưởng đồ ăn, để chúng có thể biết được mình đã làm đúng yêu cầu của chủ.
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách dạy chó bắt tay hiệu quả. Chỉ với một vài bài tập, cún cưng nhà bạn sẽ trở nên ngoan ngoãn và thông minh hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà áp dụng ngay để huấn luyện chó cưng ngay hôm nay, để tình cảm chủ và chó thêm đong đầy.
Nếu bạn mua bán chó cưng giá tốt, chất lượng thì hãy liên hệ Chợ Tốt ngay hôm nay. Chợ Tốt Thú Cưng sẽ giúp bạn kết nối với những người bán, người mua thân thiện, để sớm có những chú cún cưng như ý.
Bình luận