Mục lục
Mèo là thú cưng được nuôi trong nhiều gia đình tại Việt Nam nói riêng và đã trở thành người bạn gần gũi với mọi người. Mặc dù là loài động vật khá khôn ngoan, quấn quýt với người nhưng trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ bị mèo cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Vậy nếu bị mèo cắn chảy máu có sao không? Có nguy hiểm không? Hãy theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp và hướng dẫn cách xử lý!
Có nhiều người cho rằng mèo là giống động vật nuôi trong nhà nên không có hại, không chứa các mầm bệnh nên bị cắn cũng không sao. Nhưng thực tế, đây là suy nghĩ không đúng, bạn không nên quá chủ quan khi bị mèo cắn chảy máu.
Trên thực tế, bất cứ con vật nào khi sinh sống trong môi trường đều sẽ chứa những yếu tố gây bệnh, kể cả mèo. Cụ thể, trong cơ thể của mèo có rất nhiều yếu tố khiến mèo bị nhiễm virus, vi khuẩn độc hại và khi chúng cắn người, những vi khuẩn, virus độc hại đó sẽ theo đường nước bọt lây lan cho người tại vị trí vết cắn.
Thậm chí, ngay cả đối với những chú mèo con còn nhỏ, răng mọc chưa đầy đủ hoặc chưa thay răng vĩnh viễn thì cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus khi cắn. Có một trường hợp đáng lo ngại hơn đó là đối với những chú mèo con còn nhỏ tuổi, chưa đủ tuổi tiêm phòng vắc xin các bệnh hoặc tiêm nhưng còn thiếu mũi cần thiết. Lúc này có có thể nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm và có thể lây cho người.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi bị mèo cắn chảy máu có sao không là có! Bạn không nên để cho mèo cắn để tránh nguy hiểm.
Bên cạnh thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có sao không, nhiều người cũng băn khoăn nếu bị mèo cắn nhưng không chảy máu thì có nguy hiểm không, có cần phải chích ngừa hay điều trị không? Theo đó, mọi người cho rằng khi không chảy máu tức là vi rút không thể xâm nhập vào bên trong và gây hại cho con người.
Nhưng thực tế, các bác sĩ chuyên môn cho rằng, ngay cả khi không bị chảy máu, những vết xước trên da cũng khiến lớp biểu bì bị tổn thương. Tại vị trí đó, những vi khuẩn có trong nước bọt của mèo vẫn có khả năng “tấn công” và làm hại đến sức khỏe của bạn. Và không hiếm các trường hợp thực tế có người đã mắc bệnh dại hoặc bệnh hắc lào lây từ mèo.
Khi bị mèo cắn, dù là mèo nhà thì bạn cũng không nên chủ quan, lơ là mà hãy thực hiện các hướng dẫn sau để xử lý vết thương.
Sau khi đã sơ cứu vết thương, bạn có thể đến cơ sở y tế gần nhất để được chích ngừa hoặc không. Lựa chọn này tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, có một việc quan trọng bạn cần thực hiện đó là theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và của chú mèo đã cắn bạn tại nhà để có biện pháp phù hợp.
Nội dung phía trên của Chợ Tốt đã giải đáp cho bạn thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có sao không. Sau đây là một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng để hạn chế tối đa tình trạng bị thú cưng của mình cắn.
Nhiều người thường có thói quen đùa giỡn với mèo bằng cách giơ tay hoặc chân của mình để vờn chúng. Điều này không được khuyến cáo vì bộ móng và những chiếc răng sắc nhọn của mèo có thể khiến bạn bị thương.
Vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen này để hạn chế tối đa tình trạng chú mèo của bạn sẽ để lại những vết trầy xước trên da.
Trên thị trường hiện nay có nhiều món đồ chơi được sử dụng để bạn có thể sử dụng và chơi với chú mèo cưng. Sau đây là một số món đồ chơi đang được bán phổ biến trên thị trường và được nhiều người chọn mua cho thú cưng:
Ngoài ra, bạn cũng có thể đào tạo và huấn luyện thú cưng của mình ngay từ khi còn nhỏ. Việc thiết lập cho thú cưng của mình những quy tắc riêng để có thể thân thiện với mọi người trong gia đình là việc cần thiết để bảo vệ chính bản thân bạn và những người thân trong gia đình.
Trong quá trình huấn luyện, bạn có thể đi kèm các quy định về thưởng – phạt một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thống nhất với các thành viên khác trong gia đình về các nguyên tắc cần thực hiện trong quá trình nuôi mèo. Theo thời gian, dần dần chú mèo cưng của bạn sẽ hiểu được những “nguyên tắc ngầm” ấy và bạn có thể áp dụng với quy định không cào cắn con người.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Chợ Tốt muốn chia sẻ với bạn liên quan đến thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có sao không cũng như các thao tác xử lý trong trường hợp bị mèo cắn. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích với bạn, giúp bạn và thú cưng sẽ hiểu nhau hơn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ để được giải đáp miễn phí!
Bình luận