Nguyên nhân, cách khắc phục bệnh ký sinh trùng máu ở gà

Tham gia từ: 5 years trước

05/01/2023

Bệnh ký sinh trùng máu được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản ở gà. Nếu gà nhà bạn đang có những dấu hiệu cho thấy bị bệnh ký sinh trùng máu ở gà thì hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết cách khắc phục, phòng tránh bệnh.

Kiến thức chung cơ bản về bệnh ký sinh trùng máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng máu ở gà là gì?

Bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà còn được biết với tên gọi khác là bệnh sốt rét gà, được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá là một trong những loại bệnh nguy hiểm, làm giảm sự phát triển và sinh sản của gà. 

Dịch bệnh ký sinh trùng đường máu càng phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, nắng nóng. Trong đó, giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 8 ở Việt Nam nước ta có số lượng gà nhiễm bệnh lớn nhất vì bước vào mùa nóng. 

bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Nếu không được giải quyết nhanh chóng và triệt để, bệnh ký sinh trùng máu ở gà có thể gây ra thiệt hại lớn với các hộ chăn nuôi

Phạm vi phân bố bệnh ký sinh trùng máu ở gà

Nguồn gây ra dịch bệnh ký sinh trùng ở gà là các loài côn trùng, vật chủ hút máu. Chính những loài côn trùng đó sẽ xâm nhập và truyền mầm bệnh cho gà. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh này xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó bệnh phát triển nhiều nhất là các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Mức độ nguy hiểm khi gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu

Mặc dù bệnh này có tỷ lệ và khả năng lây nhiễm thấp nhưng mức độ gây thiệt hại của bệnh ký sinh trùng đường máu được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm. Khi gà mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó làm tăng khả năng bị nhiễm một số bệnh khác và dẫn đến tỷ lệ gà chết rất lớn.

Ngoài ra, khi gà bị nhiễm bệnh thì khả năng đẻ trứng sẽ giảm xuống mức 25%, thấp hơn rất nhiều so với khả năng sinh sản của những con gà bình thường.

Bệnh thường diễn ra trong quy mô lây lan rộng và có tính chất vùng. Nhất là đối với các tỉnh phía Nam Việt Nam có điều kiện thời tiết oi nóng, độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển. 

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có lây không?

Như đã chia sẻ ở trên, gà bị ký sinh trùng máu do bị các loài côn trùng, vật chủ trung gian lây nhiễm thông qua các tuyến nước bọt. Ước tính, bệnh ký sinh trùng máu ở gà có tỷ lệ lây nhiễm tương đối lớn. Cụ thể, tỷ lệ lây nhiễm được các chuyên gia thống kê như sau:

  • Tỷ lệ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu khoảng 75% đối với những con gà còn, chưa trưởng thành.
  • Tỷ lệ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu khoảng 20 – 30% đối với những con gà đã trưởng thành. 

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà

Bệnh ký sinh trùng máu ở gà do loài ký sinh có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra, đây là một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu, là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. 

Theo thống kê mà Chợ Tốt thu thập được từ các chuyên gia, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon và đã gây bệnh cho hơn 100 gia cầm, thủy cầm và chim.

Đường lây nhiễm của bệnh ký sinh trùng máu là thông qua các tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, dĩn,… Khi muỗi đốt, hút máu của gà thì loài đơn bào của ký sinh trùng Leucocytozoon-cauleri truyền vào trong máu gà. 

Từ đây, đơn bào này sẽ phát triển và trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu của gà. Với  khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng đơn bào sẽ phá hủy hồng cầu và bạch cầu của gia cầm rồi di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.

bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng máu ở gà do loài ký sinh trùng đơn bào Leucocytozoon-cauleri gây ra.

🐔 Tham khảo gà cảnh dáng đẹp, khỏe mạnh,… đang được mua bán tại Chợ Tốt

2.200.000 đ
2 phút trước Thành phố Thủ Đức
500.000 đ
7 phút trước Quận 8
1.000.000 đ
8 phút trước Thành phố Thủ Đức
300.000 đ
9 phút trước Thành phố Thủ Đức
150.000 đ
19 phút trước Huyện Củ Chi

Những triệu chứng khi gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu 

Tùy thuộc vào vật chủng gây bệnh, số lượng ký sinh trùng sinh sản và sức khỏe mà thời gian ủ bệnh, tình trạng bệnh biểu hiện trên mỗi con gà sẽ khác nhau. Tuy nhiên, theo chuyên gia nông nghiệp đánh giá, thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh ký sinh trùng của gà thường dao động khoảng 1 đến 2 tuần.

Sau đây là một số triệu chứng thường gặp khi gà bị bệnh để bạn dễ phát hiện như sau: 

  • Gà bị sốt cao, thường xuyên mê man, ít đi lại
  • Gà luôn trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ 
  • Gà bỏ ăn, ăn ít
  • Màu của mào gà trở nên nhợt nhạt, trắng bệch sau nhiều ngày. 
  • Khi di chuyển hoặc ngay cả khi nằm, gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có những tình trạng thiếu máu. 
  • Gà bị tiêu chảy, khi đi ngoài phân gà có màu xanh lá cây. 
  • Thậm chí gà có thể đi ngoài ra máu khi bệnh đã nặng.
  • Một số con gà nếu sức đề kháng quá yếu khi bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng chảy máu mồm. 

Nếu bạn phát hiện trong đàn gà của mình có một/một số con gà có xuất hiện các triệu chứng hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục để không lây lan, làm ảnh hưởng đến những con khác. 

Thuốc đặc trị bệnh ký sinh trùng máu ở gà là thuốc gì?

Thuốc đặc trị có tác dụng điều trị bệnh ký sinh trùng máu ở gà cần có các thành phần như Sulfadimethoxin, Sulfamonothiazine, Rigecocin. Liều lượng sử dụng thuốc được khuyến cáo như sau: Sử dụng khoảng 1gr thuốc pha với 2 lít nước. 

Sử dụng thuốc cho gà uống liên tục trong khoảng từ 5 đến 7 ngày và theo dõi tình trạng bệnh.

bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp để phòng ký sinh trùng máu ở gà.

Để đảm bảo sức khỏe, năng suất cho cả đàn gà, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, bạn cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, với những con gà đã bị bệnh, hãy tiến hành cách ly để tránh làm bùng phát, lây lan dịch trên diện rộng.

Các biện pháp hỗ trợ phòng ký sinh trùng máu ở gà

Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng đối với đàn gà của mình để phòng bệnh ký sinh trùng máu:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường chăn nuôi, thường xuyên sát khuẩn, phun thuốc diệt côn trùng định kỳ. 
  • Vệ sinh sạch sạch những khu vực cho muỗi phát triển như chum, vại,… những nơi ao tù, nước đọng. 
  • Luôn quan sát tình trạng sức khỏe của đàn gà, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của đàn gà để có biện pháp chăm sóc hợp lý, nâng cao sức khỏe.
  • Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn, đa dạng nguồn nguyên liệu trong thức ăn của gà để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
  • Bổ sung thêm các thuốc trợ sức, trợ lực tốt cho sức khoẻ của gà như vitamin A, vitamin K, men tiêu hóa, thuốc bổ,… trong bữa ăn của đàn gà.
  • Giải độc, tăng cường chức năng của gan và thận gà bằng cách hoà 1ml SORBITOL hoặc LIVERCIN trong 1 lít nước cho đàn gà uống hàng ngày.
  • Thường xuyên quan sát tình trạng của đàn gà để sớm phát hiện, xử lý kịp thời khi gà có dấu hiệu nhiễm bệnh.
  • Tiến hành cách ly những con gà bị bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm trên bệnh dịch diện rộng.

Hi vọng những chia sẻ trên của Chợ Tốt sẽ có ích cho bạn, giúp bạn biết các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị bệnh ký sinh trùng máu ở gà. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới để các chuyên gia của Chợ Tốt giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm